Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đi lại, nhà ở ngày càng quan trọng, cho nên việc nâng cấp các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng hay những công trình dân dụng trở nên cần thiết hơn. Cũng bởi vậy, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ngày càng “thèm khát” các nhân tài. Vậy xây dựng dân dụng và công nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp qua bài viết bên dưới nhé!
Với những bạn lần đầu nghe tới ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, chắc hẳn sẽ thắc mắc xây dựng dân dụng và công nghiệp là gì? Ngành xây dựng và công nghiệp là một ngành chuyên đào tạo về các lĩnh vực như tư vấn, thiết kế, quản lý giám sát, tổ chức thi công và thực hiện nghiệm thu công trình công nghiệp, dân dụng để phục vụ nhu cầu, đời sống của con người.
Trung tâm thương mại, nhà ở, bệnh viện, khách sạn – nhà hàng, trường học… chính là những công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Khi theo học những ngành đào tạo xây dựng dân dụng và công nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức về vật lý, toán, hóa học ứng dụng, sức bền của vật liệu, kết cấu công trình, vẽ mỹ thuật, cấp thoát nước công trình, tổ chức thi công và máy xây dựng.
Vậy sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp sau khi tốt nghiệp cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì để tìm được việc làm như ý?
Khi đã hiểu rõ xây dựng dân dụng và công nghiệp là gì, để có thể theo đuổi ngành này, bạn cần trang bị, rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cần thiết để có cơ hội làm việc rộng mở, kiếm được một mức thu nhập hấp dẫn.
Hiện nay, có nhiều trường Cao đẳng, Đại học đào tạo và cho ra “lò” những kỹ sư xây dựng. Cũng điều này khiến cho sự cạnh tranh trong quá trình tìm việc trở nên gay gắt hơn, cạnh tranh cao hơn. Do đó, để có thể “chiến thắng” những ứng viên khác và “lọt mắt xanh” của nhà tuyển dụng, bạn cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết.
Giống như các ngành khác, sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết, ví dụ như để tiếp thu các kiến thức sâu hơn thì bạn cần phải hiểu cơ bản vài nét về xã hội và khoa học… Ngoài ra, bạn cần hiểu rõ khái niệm xây dựng dân dụng và công nghiệp là gì cũng như ứng dụng các kiến thức vào trong thực tiễn đời sống.
Cụ thể, bạn cần phải biết cách vận dụng linh hoạt và thích hợp các lý thuyết trong quá trình thiết kế công nghiệp hay dân dụng, đồng thời nắm được những vấn đề, phương pháp về khảo sát, quy hoạch hay những vấn đề liên quan khác.
Để công trình thật hoàn hảo, bạn cần biết cách thực hiện các công việc của kỹ sư như tính toán kết cấu, cơ kỹ thuật, vật liệu… Cũng như sử dụng những kiến thức vào thực tế để giám sát quá trình tổ chức, thi công, quản lý công trình, đảm bảo phù hợp nhất.
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng đặc biệt quan trọng dù cho bạn làm ở vị trí nào trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bạn cần hiểu rõ cách thức mà máy móc, công cụ xây dựng hoạt động thì mới có thể có được cơ hội nghề nghiệp tốt. Thông qua đó, bạn có thể thiết kế dựa theo yêu cầu của khách hàng những bản vẽ chuẩn chỉnh, chính xác và phù hợp. Chưa kể, bạn cần trau dồi cho mình kỹ năng phân tích, đọc bản vẽ và những kỹ năng mềm liên quan khác tới công việc, ngành nghề này.
Ngành xây dựng và kiến trúc đang ngày càng đòi hỏi về nhu cầu nguồn nhân lực lớn, do đó có nhiều trường Cao đẳng, Đại học uy tín đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số trường đào tạo ngành này như sau: Đại học Giao thông vận tải, Đại học Thành Đô, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc, Cao đẳng Xây dựng số 1 và Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
Khi theo học tại các trường này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành, chuyên môn về ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, bên cạnh đó bạn còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết và có ích như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý…
Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập kinh tế tích cực và rộng mở hơn, giúp các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước ngày một phát triển không ngừng. Điều này cũng giúp cho sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp mở ra cơ hội việc làm rộng mở.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo theo 3 nhóm công việc là ngoài công trường, trong công xưởng hoặc theo khối văn phòng.
Hầu hết, những cử nhân sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp đều làm việc ở ngoài công trường, chiếm số đông trong các sinh viên. Cũng bởi đây là vị trí cần phải có nguồn nhân lực lớn thuộc các vị trí khác nhau để đáp ứng được những vai trò khác nhau.
Một công trình xây dựng muốn hoàn thiện cần phải có người thiết kế, khởi công, giám sát, xây dựng, và nghiệm thu ở bước cuối cùng. Những vị trí này đều cần tới kỹ sư trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ. Do vậy, sau khi tốt nghiệp ngành học này, bạn sẽ không cần quá lo lắng khi ra trường mình sẽ làm nghề gì.
Tuy những vị trí công việc trong công xưởng không vất vả bằng ngoài công trường, thế nhưng yêu cầu ứng tuyển cao hơn và đòi hỏi khắt khe hơn, trong đó phải kể đến vị trí như kiểm soát hoạt động của các ban thực hiện quản lý chất lượng dự án hay giám sát nội bộ trong công xưởng. Ngoài kiến thức về ngành, bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Nếu bạn không thích làm việc ngoài công trường hay công xưởng, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại văn phòng, cụ thể làm việc trong những công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp.
Một số công việc thu hút nhiều ứng viên tiến cử là lập dự toán hay tư vấn thiết kế… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm nghiên cứu sinh hay giảng viên về xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những kiến thức về xây dựng dân dụng và công nghiệp là gì và một số thông tin liên quan khác. Đây là một ngành học đang ngày càng thiếu nguồn nhân lực bởi nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình dân dụng hay hệ thống giao thông đường bộ vẫn luôn tăng cao. Do đó, bạn có thể tham khảo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp nếu cảm thấy hứng thú nhé!