Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc là một trong những mục nội dung khiến nhiều người chưa biết cách ghi cho thật chuẩn xác. Vậy hãy cùng vieclamxaydung24h.com đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay những thông tin hữu ích về trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc.
Về khái niệm trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc thì hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa nào cụ thể cả. Để giải đáp cho bạn đọc một cách dễ hiểu nhất thì trình độ văn hóa được hiểu là một thuật ngữ chỉ cấp độ học tập cá nhân tương ứng theo cấp học. Nói một cách dễ hiểu hơn thì trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc sẽ được hiểu là trình độ học tập đến lớp mấy và hệ đào tạo của người lao động.
Hiện nay, có rất nhiều tranh cãi cho rằng định nghĩa về trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc như trên là không thỏa đáng và có tính chính xác bởi vì trình độ văn hóa sẽ cần phải được hiểu theo ý nghĩa bao quát và rộng hơn hơn bao gồm cả trình độ phát triển về tư duy về cách sống và vật chất.
Đây là điều hết sức dễ hiểu vì việc đánh giá trình độ văn hóa sẽ không thể nào dựa trên trình độ học vấn được. Người có học vấn cao thì cũng chưa chắc có trình độ học vấn tốt. Tuy nhiên, đối với hồ sơ xin việc thì cách hiểu về trình độ văn hóa được định nghĩa ở trên là vẫn được chấp nhận và hoàn toàn hợp lý và vô cùng phổ biến.
Việc cần có trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc là điều luôn cần thiết và bắt buộc cần phải có trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Đây chính là thông tin cần thiết để nhà tuyển dụng nắm bắt được trình độ giáo dục của người lao động để từ đó căn cứ xét tuyển.
Đối với nhiều người việc ghi trình độ văn hóa vào trong hồ sơ xin việc là không hề cần thiết và cho rằng nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm nhiều đến nó. Bởi họ nghĩ rằng chỉ dựa vào trình độ văn hóa sẽ không thể nào đánh giá hết được năng lực nghề nghiệp và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ đúng một phần nhỏ và trình độ văn hóa tuy vậy lại có nhiều ý nghĩa vô cùng lớn như:
- Trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc sẽ thể hiện một phần năng lực của người ứng tuyển. Tuy không thể nào đánh giá hết được trình độ nhưng qua đó cũng giúp nhà tuyển dụng nắm bắt ứng viên của họ là người “có học”
- Giúp người lao động có cơ hội có cơ hội việc làm cao và mức thu nhập ổn định. Phải nói rằng những người có trình độ học vấn cao sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn so với những người có trình độ thấp hơn và được nhà tuyển dụng ưu ái.
- Khiến nhà tuyển dụng dễ dàng lựa chọn nhân tài và nguồn lao động tiềm năng. Thông qua trình độ văn hóa, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để lọc hồ sơ một cách nhanh chóng hơn. Và đôi khi trình độ văn hóa chính là điều kiện tiên quyết mà nhà tuyển dụng đưa ra để sàng lọc ứng viên.
Như vậy, trình độ văn hóa có một ý nghĩa lớn lao vào có một tầm quan trọng khá lớn đến quá trình đi xin việc làm của mỗi người. Bất kể bạn làm một công việc gì thì trình độ văn hóa vẫn luôn là cần thiết và giúp bạn có chỗ đứng trong trương lai sau này.
Với những ai đã từng đi xin việc làm thì cũng đều biết rằng giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc có rất nhiều loại khác nhau. Vậy, trình độ văn hóa sẽ nằm trong giấy tờ nào của hồ sơ xin việc và nằm ở phần nào?
Câu trả lời chính xác nhất đó là trình độ văn hóa bạn sẽ gặp ở trong bản sơ yếu lý lịch. Đây là giấy tờ duy nhất trong bộ hồ sơ xin việc mà bạn sẽ gặp phải cụm từ trình độ văn hóa trong đó. Cụ thể hơn phần trình độ văn hóa sẽ nằm trong phần lịch sử bản thân của người tự thuật.
Thực ra, trình độ văn hóa và trình độ học vấn không hề giống nhau. Đối với trình độ văn hóa thì đây sẽ là thông tin để thể hiện những cấp bậc học tập từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông còn trình độ học vấn là đình độ chuyên môn cao hơn chẳng hạn như: Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ,...
Chính vì thế bạn cần phải nắm rõ được định nghĩa cơ bản này để chuẩn bị thông tin thật chính xác trước khi viết vào hồ sơ xin việc của mình nhé!
Việc điền trình độ văn hóa vào hồ sơ xin việc là không hề khó, tuy nhiên đòi hỏi người viết cần phải có tính chính xác cao. Chính vì thế, khi chuẩn bị đưa thông tin trình độ văn hóa vào trong hồ sơ xin việc bạn cần phải hết sức chú ý và điền cho thật chuẩn xác.
Để xác định trình độ văn hóa đơn giản nhất thì bạn chỉ cần xác định cấp từ trung học phổ thông trở xuống mà mình đã được học để ghi vào sơ yếu lý lịch của mình. Chẳng hạn như bạn học đến lớp 9 sau đó không đi học nữa thì sẽ ghi trình độ văn hóa là 9/12 hoặc học hết đến lớp 12 thì ghi trình độ học vấn là 12/12.
Như vậy, việc ghi thông tin trình độ văn hóa vào hồ sơ xin việc là vô cùng đơn giản và dễ dàng. Điều quan trọng ở đây là bạn cần phải đảm bảo thông tin về trình độ học vấn của mình thật chuẩn xác. Do đó đừng mơ hồ hoặc không xác định được chính xác cấp độ học vấn của bản thân trước khi đưa trình độ học vấn vào hồ sơ xin việc nhé!
Trình độ văn hóa là một mục rất nhỏ trong hồ sơ xin việc, tuy nhiên khi đưa thông tin vào mục này bạn cũng cần phải nắm bắt những lưu ý như sau:
- Tuyệt đối không được ghi bằng chữ: Rất nhiều người lầm tưởng rằng việc ghi trình độ văn hóa vào trong hồ sơ xin việc sẽ được biểu thị dưới dạng chữ. Nhưng chính xác nhất đó chính là ghi theo dạng số. Việc ghi biểu thị bằng chữ rất khó để cho bạn trình bày về trình độ văn hóa của mình và nội dung cũng khá giới hạn. Do đó khi đưa thông tin trình độ văn hóa vào sơ yếu lý lịch người lao động phải viết cụ thể dưới dạng chữ số (11/12, 12/12)
- Ghi không đầy đủ theo quy tắc về trình độ văn hóa: Chẳng hạn như bạn học đến lớp 10 nhưng khi ghi trình độ văn hóa vào trong sơ yếu lý lịch lại chỉ ghi theo một cách sơ sài là “10”. Thực chất cách ghi này là hoàn toàn sai và không đầy đủ. Cách ghi đúng chuẩn nhất là bạn sẽ phải ghi cấp độ trình độ văn hóa chung lớn nhất trong đó, nghĩa là ghi “10/12”
- Nếu như bạn tốt nghiệp Đại học hoặc các cấp cao hơn thì ghi trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Bạn sẽ không thể nào ghi trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc của mình là “Đại học”, “Thạc sĩ” được vì như vậy sẽ bị nhầm sang trình độ học vấn. Dù có học cấp cao như thế nào đi chăng nữa thì ở trong hồ sơ xin việc cụ thể là sơ yếu lý lịch thì bạn chỉ ghi là 12/12 thôi nhé!
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách viết và thông tin vô cùng hữu ích đến cho bạn về trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để không bị mắc sai lầm khi chuẩn bị hồ sơ xin việc.