Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Sổ đỏ là cụm từ thường dùng để gọi chung cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành, không được pháp luật quy định.
Hiện nay, có nhiều người có trong tay các giấy tờ về nhà đất, trong đó có sổ đỏ tuy nhiên họ lại không hiểu rõ về nó. Vậy thì sổ đỏ có nghĩa là gì, trong sổ đỏ chứa đựng những thông tin gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Sổ đỏ là cụm từ thường dùng để gọi chung cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành, không được pháp luật quy định.
Đây là loại giấy tờ dùng để ghi nhận quyền sử dụng đất trong đó có: Đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất giao thông, đất rừng,...
Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước
Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
- Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tài sản, thửa đất và nhà ở gắn liền với đất
- Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
- Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận
- Số hiệu thửa đất;
- Số phát hành Giấy chứng nhận;
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
Theo khoản 1, khoản 2 khoản 3 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, những trường hợp sau đây được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định có đầy đủ giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ thừa kế hợp pháp,...
Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân
Ngoài ra thì cũng có một số trường hợp bị từ chối cấp sổ đỏ, ví dụ như:
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của thị trấn, phường, xã
Người thuê lại đất, trừ những trường hợp thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận
Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng lại có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sổ đỏ và sổ hồng chỉ là tên người dân tự gọi theo màu của loại sổ một cách không chính thức. Tuy nhiên thì vẫn còn khá nhiều nhầm lẫn xung quanh những khái niệm của hai quyển sổ này.
Sổ đỏ, còn gọi là “Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bìa màu đỏ cùng với nội dung bên trong ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, vườn, ao,.... )
Sổ hồng được ban hành bởi Bộ xây dựng, bìa màu hồng với nội dung ghi nhận về quyền sở hữu nhà và đất ở nên có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” và được cấp nếu thỏa mãn những điều kiện như sau:
Trường hợp chủ sở hữu nhà đồng thời là chủ sở hữu mảnh đất
Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sở hữu đất thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Tuy nhiên thì hiện tại hai loại Giấy chứng nhận đều sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành chung dưới một mẫu thống nhất, áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở cũng như tài sản.
Trên đây là một số thông tin hiểu biết cơ bản về sổ đỏ. Hy vọng bài đọc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và thận trọng hơn khi sử dụng cuốn sổ này nhé.