Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Quy hoạch 1/500 là cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu vực riêng và chung. Về hạ tầng thì quy hoạch chi tiết tới từng ranh giới lô đất.
Quy hoạch 1/500, những điều kiện, thủ tục hành chính…đang là nỗi nhức nhối của những chủ đầu tư, nhà thầu trong việc phê duyệt đất đai, dự án đầu tư xây dựng, chung cư, nhà phố…Vậy quy hoạch 1/500 là gì và điều kiện, ý nghĩa của quy hoạch này là gì?
Theo Luật xây dựng Khoản 2 Điều 11, Khoản 2 Điều 24, quy hoạch xây dựng được chia thành 2 loại: quy hoạch 1/500 và quy hoạch 1/2000.
Quy hoạch 1/500 tức cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu vực riêng và chung, bố trí cụ thể công trình trên nền đất. Về hạ tầng thì quy hoạch chi tiết tới từng ranh giới lô đất.
Quy hoạch 1/500 thực chất là quy hoạch mặt bằng các dự án xây dựng đầu tư, đây là cơ sở để giúp xác định công trình, cơ sở kỹ thuật xây dựng và thực hiện xây dựng công trình.
Quy hoạch 1/500 phải đi kèm với dự án và giấy phép xây dựng cho dự án được phê duyệt. Để quy hoạch 1/500 thì phải đáp ứng các chỉ tiêu: an sinh dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, kiến trúc thiết kế, không gian tổ chức,.. Bên cạnh đó phải xác định được các mối liên quan giữa công trình với các yếu tố bên ngoài như đường đi, cầu cống, cổng vào…trong bản đồ quy hoạch.
Điều kiện để một dự án đầu tư tổ chức thực hiện cần chú ý những điểm sau:
- Không bắt buộc lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho những dự án quy mô nhỏ hơn 5ha và chung cư nhỏ hơn 2ha. Bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo về mặt bằng, phương án kiến trúc với quy hoạch 1/2000 đã duyệt.
- Trên cơ sở quy hoạch 1/2000, phải lập quy hoạch 1/500 cho những dự án có quy mô hơn 5ha và trên 2ha đối với chung cư.
- Đối với những công trình đơn lẻ không cần lập và trình quy hoạch 1/500.
Để có quyết định quy hoạch 1/500 thì phải có đầy đủ các loại hồ sơ sau:
- Tờ trình đề nghị thẩm định
- Quyết định phê duyệt chủ đầu tư
- Lập quy hoạch đô thị đối với cơ quan tổ chức
- Những chứng chỉ, văn bản, giấy tờ thông tin quy hoạch của cơ quan đã có thẩm quyền
- Thống kê bảng biểu, sơ đồ tính toán
- Hình ảnh minh họa và phụ lục rõ ràng
- Bản đồ xây dựng
- Toàn bộ phạm vị quy hoạch 1/500
Khi có đầy đủ những hồ sơ trên thì UBND huyện mới cấp phép cho quy hoạch của doanh nghiệp đó.
Để thuận lợi trong việc hoàn thành hồ sơ quy hoạch thì phải chấp hành đầy đủ tại Điều 7, Điều 15, Điều 23 theo Nghị định 08/2005/NĐ-CP đã ban hành.
Dựa vào định hướng lớn các ngành, chương trình và kế hoạch phát triển tại nơi quy hoạch mà có thêm căn cứ để quy hoạch. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội, con người cũng là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch 1/500.
Thông thường đất thổ cư tức xây nhà ở được áp dụng cho phép xây dựng với quy hoạch 1/500. Chú ý, đất thổ cư là đất phi nông nghiệp, là đất canh tác lên thổ cư cho phép xây nhà ở, mặt khác đất lên thổ cư mà để sử dụng trồng cây hoa màu thì vẫn được, không vi phạm pháp luật.
Vậy cơ quan nhà nước nào sẽ có trách nhiệm trong việc phê duyệt quy hoạch 1/500?
Có thể nói cụ thể như sau:
- Đầu tiên do bộ xây dựng cấp phép đất quy hoạch 1/500 theo đúng thẩm quyền của chính phủ.
- Tiếp theo, UBND tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền của cấp tỉnh.
- Cuối cùng, quy hoạch nông thôn được cấp huyện phê xét.
Chỉ cần có đầy đủ giấy tờ, đúng pháp lý là bạn đủ thẩm quyền cho dự án quy hoạch.
Bên cạnh quy hoạch 1/500 còn có bản đồ 1/500, đất 1/500, bản đồ quy hoạch 1/500, quy hoạch đất chi tiết 1/2000…và những thủ tục hành chính, những câu hỏi xung quanh được đặt ra đang là nỗi nhức nhối của chủ thầu hay những người muốn mua và sử dụng đất. Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng bổ ích về quy hoạch 1/500, mong những thông tin sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thực hiện quy hoạch xây dựng.
>>> Xem thêm các bài viết: