Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Nếu được hỏi về QS chắc hẳn nhiều người không biết. Nhưng đây là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng, chỉ vị trí quan trọng của ngành này.
Nếu được hỏi về QS chắc hẳn nhiều người không biết. Nhưng đây là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng, chỉ vị trí quan trọng của ngành này.
QS hay Quantity Surveyor, chỉ kỹ sư dự toán. Kỹ sư QS có thể làm việc ở văn phòng hoặc công trường cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu.
Đây là một công việc khá vất vả bởi khối lượng công việc nhiều và phải làm việc ở những môi trường khác nhau.
Các QS chịu trách nhiệm về chi phí của bất kỳ dự án xây dựng nào – từ các ước tính ban đầu, cho đến việc mua lại vật liệu cuối cùng. Các công việc QS và vai trò liên quan của họ rất đa dạng – nhưng tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng giá trị đồng tiền trong khi tuân thủ các quy định nghiêm ngặt chi phối mọi khía cạnh của ngành xây dựng. Kỹ sư dự toán sau đó sẽ lập ra bảng báo cáo để các nhà quản lý dự án hoặc nhà thầu sử dụng cho việc ước lượng tổng chi phí xây dựng và làm hồ sơ chào thầu.
Công việc cụ thể của kỹ sư QS khá nhiều và đa dạng, gồm:
Chuẩn bị hợp đồng gồm các chi tiết liên quan đến số lượng cần thiết
Nghiên cứu khả thi các yêu cầu của khách hàng
Phân bổ công việc sắp tới cho các nhà thầu
Phân tích chi phí liên tục của công việc bảo trì và sửa chữa
Quản lý đơn giá và tổng giá trị liên quan đến dự toán các công trình và dự án của công ty
Đánh giá vật liệu, kiểm tra hồ sơ dự toán trong bảng dự toán do đơn vị tư vấn thiết kế lập trong giai đoạn thiết kế thi công, tính pháp lý của TVTK, Mã đầu việc, khối lượng, đơn giá, …
Cung cấp đầu mục khối lượng dự toán, chủng loại thiết bị vật tư… cho phòng quản lý thầu để tiến hành mời thầu
Phối hợp phòng quản lý thầu, Ban quản lý dự án, Phòng cung ứng vật tư để kiểm tra, xác nhận các công tác phát sinh trong giai đoạn thi công dự án
Tham mưu, kiểm tra và có ý kiến về khối lượng, chất lượng đối với các đơn vị được đề xuất trúng thầu.
Lập dự toán cho các dự án công trình (tất cả các hạng mục trong bảng vẽ và hạng mục phát sinh), cập nhật, điều chỉnh khối lượng các hạng mục phát sinh vào hồ sơ dự toán của dự án.
Thực hiện hồ sơ thanh quyết toán, chủ yếu là các công trình sử dụng nguồn ngân sách nhà nước
Kiểm tra khối bảng khối lượng nhà thầu gửi lên phục vụ công tác thanh quyết toán.
Chốt khối lượng hoàn công, quyết toán công trình khi đã tổng hợp được khối lượng thực hiện.
QS có vai trò rất quan trọng trong xây dựng. Bởi vậy, một kỹ sư QS giỏi cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- QS phải là người có kỹ năng giao tiếp với mọi người, kỹ năng làm việc với các hồ sơ, hiểu biết cách làm việc của nhà thầu và thành thạo các chương trình/ phần mềm sử dụng trong chuyên ngành.
- Có kiến thức cơ bản về mã, luật và quy định xây dựng hiện hành để có các giải pháp phù hợp khi làm việc với nhà thầu cũng như các bên liên quan, có khả năng hoạch định chiến lược và quản lý dự án.
- Giỏi chuyên môn, có khả năng tạo báo cáo tốt với thông tin phức tạp
- Học hỏi từ những sai lầm và từ những người làm việc cùng
- Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo tốt
- Có kiến thức chi tiết về thương mại, xây dựng và các lĩnh vực liên quan.
- Khả năng thu thập thông tin cụ thể của dự án và lưu trữ thông tin theo cách có thể dễ dàng xem lại.
- Xác định các bên tham gia dự án và các mục tiêu của họ, hiểu cách họ ảnh hưởng đến chi phí dự án.
- Cẩn thận, tỉ mỉ và chịu được áp lực trong công việc vì kỹ sư dự toán phải làm những công việc trên máy tính với các công cụ và phần mềm, khối lượng công việc cũng nhiều.
- Tìm hiểu kỹ và hiểu biết rõ về dự án để kiểm tra và nhanh nhạy khi xuất hiện lỗi.
- Có đầu óc phân tích với các kỹ năng số và tài chính mạnh mẽ.
Trên đây tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản về QS: Khái niệm, công việc và những yếu tố cần có của QS. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về nghề kỹ sư dự toán.
>>> Xem thêm các bài viết: