Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Trong ngành xây dựng, phụ hồ là một công việc khá nhọc nhằn, đòi hỏi phải có một sức khỏe tốt và chịu được sự khắc nghiệt trong điều kiện làm việc đặc thù. Để xác định bản thân có thực sự phù hợp với nghề này hay không, chúng ta, đặc biệt là những người lao động phổ thông nên tìm hiểu rõ về nghề. Ở bài viết sau đây bạn sẽ được bật mí rõ phụ hồ là gì bởi các chuyên gia ngành nghề tại vieclamxaydung24h.com.
Phụ hồ dãi nắng dầm mưa
Cái nghề nặng nhọc chẳng ai muốn làm
Nhưng làm thì mới có ăn
Chẳng nghề nào hợp lại đi phụ hồ
Nhắc đến phụ hồ là nhắc đến sự nhọc nhằn vất vả, cái nghề của mồ hồ ướt đầm thân áo, của những lần nghe thấy cựa người nghe thấu nỗi lưng đau. Không ai muốn bước vào nỗi vất vả nhưng dường như có một sự an bài sắp đặt sẵn, có những ngôi nhà để ở, những công trình cao lớn để kiến thiết sự phát triển của đất nước thì ắt sẽ có những người thợ phụ hồ. Vậy nên khi nhất định chúng ta không thể tìm được một công việc nào khác phù hợp hơn với bản thân mình ngoài nghề này, hãy tiếp nhận nó bằng sự trân trọng bởi nó cũng là một nghề chân chính. Hiểu về nghề hơn để nhận được những ý nghĩa quan trọng nhất khi hành nghề bạn nhé.
Phụ hồ là người phụ trong lĩnh vực xây dựng, chuyên phụ trợ cho thợ chính tại công trình xây dựng. Xét về vai trò nghề nghiệp, phụ hồ thuộc đối tượng lao động phổ thông, làm việc tay chân với các công việc quen thuộc như khuân vác, xách vôi trộn vữa, ...
Bất cứ ai cũng có thể làm phụ hồ nếu có một sức khỏe tốt. Vì thế không chỉ là dân lao động phổ thông lựa chọn công việc này mà ngay đến cả những người ở chuyên ngành khác chưa tìm được việc làm cũng có thể tranh thủ trải nghiệm công việc này để kiếm tiền trong thời gian đợi việc chuyên môn. Sở dĩ công việc phụ hồ có thể tiếp nhận mọi đối tượng tham gia là bởi vì nghề không cần bằng cấp, chỉ cần sức khỏe và sức chịu đựng cao với các điều kiện làm việc khắc nghiệt, nóng lực.
Nghề này hầu như không có sự đào tạo bài bản thông qua trường lớp. Nghề không quá khó, không đòi hỏi các yếu tố kỹ thuật chuyên nghiệp mà chỉ cần tự học trong thực tế qua thời gian ngắn là có thể làm được ngay.
Bên cạnh đó, nghề này cũng chẳng đỏi hỏi người lao động phải có tư duy hay vận dụng suy nghĩ nhiều. Toàn bộ công việc sẽ được thực hiện đúng dưới sự chỉ đạo của thợ chính vì phụ hồ là “phụ tá” cho thợ chính, hỗ trợ thợ chính làm mọi công tác xoay quanh công việc xây dựng. Hay nói một cách vui tai và dễ hình dung hơn thì chính là “chỉ đâu đánh đấy”, bạn chỉ việc làm đúng quy trình, kế hoạch công việc đã có sẵn và được phổ biến.
Điều duy nhất người thợ phụ hồ cần đảm bảo đáp ứng tốt đó là sức khỏe và sự nhanh nhẹn. Bởi lẽ công việc này hoạt động chủ yếu là lao động tay chân nên sẽ tiêu hao nhiều sức lực.
Cái tên nói lên bản chất nghề nghiệp: Phụ - hồ, có nghĩa người lao động chỉ thực hiện vai trò phụ, không phải là thợ chính, sẽ làm các công việc trên công trường để phục vụ, trợ giúp cho thợ chính. Chỉ cần biết như thế cũng đủ thấy được nhiệm vụ của thợ phụ hồ khá lặt vặt và luôn chân luôn tay, thợ xây chính yêu cầu làm gì thì phụ hồ làm đấy.
Tuy nhiên nghề cũng có công tác chính cần thực hiện. Những nhiệm vụ này bao gồm những gì sẽ được vieclamxaydung24h.com tiếp tục chia sẻ trong phần nội dung tiếp theo của bài viết.
Dựa trên thực tế hoạt động, người thợ phụ hồ sẽ đảm đương rất nhiều công việc. vieclamxaydung24h.com chia thành các đầu việc chính để bạn đọc dễ nắm bắt cũng như hiểu sâu sắc hơn phụ hồ là gì.
Đây là đặc trưng nghiệp vụ vô cùng nổi bật của người làm phụ hồ. Chưa biết rõ công việc chính của họ rốt cuộc là làm gì nhưng chỉ cần đọc lên cái tên nghề đã khiến người ta tò mò nhiều hơn về việc rốt cuộc họ phụ những gì.
Trong công trường, tại các công trình xây dựng, người phụ hồ làm rất nhiều việc vặt. Các công việc vặt điển hình thường chỉ có thể qua tay người phụ hồ có thể kể tới như: xách nước, trộn hồ, trộn vữa, xách vữa, khiêng vác vật liệu xây dựng, khuân vác phế liệu xây dựng, xác vữa, đào đất, quét vôi, ...
Những công việc vặt vãnh là đặc trưng của nghề phụ hồ nhưng lại không phải là bản chất của nghề. Để tìm ra đúng trọng trách nhiệm vụ chính thì bạn cần trả lời được câu hỏi “phụ hồ là làm gì?”. Chúng ta sẽ tìm kiếm đáp án ngay sau đây.
Công việc chính được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Đào móng: Phụ hồ sẽ làm theo chỉ dẫn từ người thợ chính với yêu cầu công việc cần đảm bảo đó là đào móng đúng thao tác, chuẩn về độ cao và độ sâu. Đồng thời thợ cũng phải xác định đúng vị trí sẽ đặt móng. Cân làm sao để đảm bảo móng song song và có độ vuông góc.
- Sắt cột, đổ cột: phụ hồ tham gia vào công tác dựng khung sắt và làm cột.
- Lắp đặt, hoàn thiện: phụ hồ tham gia lắp đặt vật dụng trong công trình ở giai đoạn hoàn thiện như lắp cửa sổ, cửa chính, làm cầu thang cùng thợ chính, quét vôi, lát gạch nền, ốp tường, làm công trình phụ, ...
Nghề phụ hồ khi hoạt động theo nhóm sẽ sẽ có tổ chức hoạt động với người đứng đầu sắp xếp mọi việc được gọi là Cai. Cai sẽ chỉ đạo và phân công công việc cho phụ hồ. Như thế cũng có nghĩa là phụ hồ có cơ hội thăng tiến.
Yếu tố quan trọng hàng đầu của phụ hồ chính là sức khỏe. Điều này đã được nêu rõ ở trên. Phải có một sức khỏe tốt, dẻo dai và sức bền thì mới có thể làm việc từ sáng đến tối với các hoạt động chân tay, di chuyển, khuân vác liên tục. Nhất là khi điều kiện làm việc ngoài trời dãi nắng dầm mưa.
Tại công trình luôn có những tai nạn rình rập gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của người thợ. Thế nên thợ phụ hồ - bộ phận đảm đương nhiều việc vặt vãnh nhất thường xuyên tham gia ở các loại hình công việc khác nhau sẽ có nguy cơ đối diện với sự rủi ro nhiều nhất. Nếu không chuẩn bị một sức khỏe tốt thì rất dễ gặp phải những tai nạn nghề nghiệp. Chẳng những vậy, thường xuyên khiêng vác vật nặng có thể làm sức khỏe bị hao hụt nhanh chóng nếu không có sức bền, thậm chí còn có thể làm rơi vật liệu xuống chân gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, phụ hồ cần phải có sự kiên trì và chịu đựng tốt điều kiện khắc nghiệt về thời tiết. Thời gian làm việc ngoài trời là chủ yếu lại có tần suất, cường độ di chuyển nhiều nên không thể tránh được những lúc nắng mưa.
Ngay cả vào những ngày nắng gay gắt 37 – 38 độ, thậm chí có những ngày cực nóng tới trên 39, 40 độ nhưng công việc vẫn sẽ diễn ra và đem đến cho người thợ phụ hồ sự nóng nực, oi bức khôn tả. Sự gay gắt của thời tiết chính là nỗi ám ảnh của nghề phụ hồ.
Người ta đánh giá rằng phụ hồ là một nghề bấp bênh. Điều đó hoàn toàn đúng. Mặc dù có thể thăng tiến nhưng hành trình đó rất dài và xa. Quãng thời gian để trở thành thợ chính là từ 6 tháng cho tới 1 năm nhưng bản chất công việc cuối cùng vẫn là lao động tay chân vất vả. Nếu gắn bó lâu trong nghề, thứ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó chính là sức khỏe. Sự sụt giảm sức khỏe nhanh chóng là rất rõ rệt.
Nếu muốn vươn tới những vị trí cao hơn trong ngành xây dựng, hẳn từ vị trí thợ phụ hồ, bạn phải dày công tự học hỏi những kiến thức khó nhằn, đòi hỏi tính chuyên môn cao mà vốn người ta sẽ được đào tạo bài bản ở trường lớp qua vài năm. Từ vị trí của một lao động phổ thông, liệu rằng bạn có dễ dàng để đạt được điều đó. Có thể nhưng sẽ nhọc công và tốn thời gian hơn rất nhiều, chưa kể nếu không có ai để truyền dạy kinh nghiệm, kiến thức chắc chắn hành trình này sẽ vô cùng gian nan mà khiến cho bạn không ít lần muốn bỏ cuộc.
Thế nên, người làm nghề phụ hồ cần rèn giũa cả đức tính kiên trì, ham học hỏi để vượt thoát xuất phát điểm này mới dễ thành công.
Làm phụ hồ không nhận lương theo tháng một cách cố định mà sẽ lĩnh theo tiền công, có thể theo ngày hoặc theo từng đợt. Đa phần người ta trả tiền công cho phụ hồ theo công nhật. Điều này kéo theo nghề không có hợp đồng lao động. Vậy bạn có biết công việc vất vả luôn chân luôn tay từ sáng sớm cho tới tối mịt này có mức công nhật là bao nhiêu?
Theo thực tế tìm hiểu từ nhiều công trình, ước tính một phụ hồ có thể kiếm được từ 7 đến 10 triệu đồng hàng tháng nếu chăm chỉ và làm việc cẩn thận. Đây cũng được coi là mức lương xứng đáng với sự vất vả của nghề.
Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn phụ hồ là gì. Nếu xác định sẽ chọn làm nghề, bạn nhất định phải chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất nhé.