Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Nhà tái định cư là gì? Đây chắc hẳn là thuật ngữ mà bạn đã nghe rất nhiều qua các kênh báo chí hay chính sách Nhà nước. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Nhà tái định cư là gì? Đây chắc hẳn là thuật ngữ mà bạn đã nghe rất nhiều qua các kênh báo chí hay chính sách Nhà nước. Ở bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những quy định đã được ban hành về nhà ở tái định cư.
Nhà tái định cư được hiểu là nhà ở được hỗ trợ cho những người bị Nhà nước thu hồi hay giải tỏa đất ở theo quy định của Pháp luật.
Ở khu vực thành phố, nhà ở tái định cư phải đảm bảo đủ những điều kiện như sau:
Trong trường hợp nhà ở riêng lẻ, diện tích phải đủ hạn mức tối thiểu theo Luật Đất đai. Bên cạnh đó, thiết kế, kiến trúc của nhà phải được kiểm duyệt và tuân theo phương án quy hoạch ban đầu.
Trong trường hợp nhà chung cư, nhà tái định cư phải khép kín, đảm bảo quy chuẩn trong xây dựng. Tuỳ vào điều kiện thực tế của dự án, chủ đầu tư được phép bố trí một phần diện tích để kinh doanh sao cho phù hợp nhất.
Ở khu vực nông thôn, xây dựng nhà tái định cư phải bao gồm đầy đủ diện tích của các công trình phụ, phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Một điểm đặc biệt nữa đó là công trình nhà ở này cần có sự hài hoà với cảnh quan xung quanh, phù hợp với phong tục tập quán từng vùng miền. Và tất nhiên, nó phải đáp ứng được diện tích tối thiểu mà Pháp luật đã quy định.
Trong các văn bản Pháp luật đã nói rõ từng trường hợp được phép ở nhà tái định cư, cụ thể như sau:
Với những cá nhân, hộ gia đình hay kể cả Việt kiều đang sở hữu nhà hoặc đất ở đã được cấp sổ đỏ, thì khi Nhà nước thu hồi, họ được bồi thường trực tiếp bằng đất hoặc nhà ở tái định cư khi đáp ứng được hai điều kiện là:
Không còn bất kỳ nhà ở hay khu đất nào khác trong địa bàn xã, thị trấn, phường mà có đất bị thu hồi, giải toả. Điều kiện thứ hai là đất ở bị thu hồi hết hoặc diện tích đất để ở còn lại không đủ điều kiện để ở căn cứ theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Tiếp theo, hộ gia đình hay cá nhân sử dụng đất thuộc phạm vi hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng phải di chuyển chỗ ở. Nếu như không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì sẽ được Nhà nước bố trí tái định cư…
Trường hợp có nhiều hộ gia đình sở hữu chung quyền sử dụng đối với một thửa đất ở trong diện bị giải tỏa, thu hồi thì UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương và đưa ra quyết định mức đất hay nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
Trường hợp cuối cùng, đất bị thu hồi ở nằm trong khu vực môi trường bị ô nhiễm nặng nề, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hay đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị tác động bởi thiên tai khác đe dọa tính mạng con người thì chủ đất sẽ được cấp đất, nhà ở tái định cư.
Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ưu và nhược của nhà ở tái định cư.
Về ưu điểm, nhà ở tái định cư có mức giá chắc chắn rẻ hơn giá trị bán ra thị trường. Bên cạnh đó, lựa chọn mua chung cư cũng sẽ rẻ hơn so với nhà mặt đất khá đáng kể. Một lợi thế nữa đó là những người có nhà ở tái định cư sẽ được cơ quan chức năng ưu tiên hơn trong việc cấp giấy chứng nhận sở hữu hợp pháp.
Tuy nhiên nó có những nhược điểm như chất lượng thấp, tiện ích ít ỏi, vị trí xa trung tâm. Hiện nay, mặc dù đã có quy định rõ ràng nhưng thực tế, diện tích ở, sinh hoạt đối với nhà tái định cư vẫn hạn hẹp, môi trường xung quanh vẫn bị ô nhiễm đáng kể.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về vấn đề nhà tái định cư là gì, điều kiện để được cấp nhà tái định cư như thế nào. Còn việc mua nhà tái định cư hay không còn phải tùy thuộc vào đánh giá của người mua. Hy vọng rằng bài viết này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc.
>>> Xem thêm các bài viết: