Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Tái định cư là một vấn đề được nhà nước quan tâm. Có rất nhiều các quy định của pháp luật trực tiếp điều chỉnh và giám sát hoạt động này mà ta cần nắm rõ.
Tái định cư là một vấn đề được nhà nước hết sức quan tâm. Có rất nhiều các quy định của pháp luật trực tiếp điều chỉnh và giám sát hoạt động này mà ta cần nắm rõ.
Ta có thể hiểu tái định cư là các chính sách ổn định và bồi thường thiệt hại của nhà nước dành cho các gia đình bị thu hồi đất. Nhà nước sẽ đền bù, bồi thường cho chủ sở hữu đất, nhà hoặc tài sản đi liền với mảnh đất bị thu hồi một cách hợp lý. Trong pháp luật có quy định rõ ràng những mức bồi thường khác nhau, có thể là cấp đất, nhà tái định cư hoặc đền bù trực tiếp bằng tiền mặt.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại tái định cư. Khi ta xét tái định cư theo hình thức, nó sẽ bao gồm chính sách di dân vào những vùng đô thị hóa, chính sách tái định cư tại chỗ và chính sách chuyển dịch dân cư nội – ngoại thành. Trong đó, cần lưu ý hình thức tái định cư tại chỗ chính là bố trí cho người bị thu hồi đất tái định cư ngay tại nơi đất bị thu hồi, thường là khu vực rộng lớn.
Ngoài ra, tái định cư cũng được chia theo nguyện vọng, bao gồm ba loại khác nhau. Loại thứ nhất là tái định cư tự phát, trường hợp này không có sự quy hoạch từ phía nhà nước. Tiếp theo là tái định cư tự giác, trong trường hợp này người dân sẽ tự giác chấp hành kế hoạch xây dựng chỗ ở mới. Và cuối cùng là cưỡng bức tái định cư, đây là hình thức bắt buộc nơi ở đối với người bị giải tỏa không nghe theo chính sách bồi thường của nhà nước.
Trước hết, ta cần hiểu khái niệm đất tái định cư là gì. Đất tái định cư là đất mà người dân bị thu hồi đất được nhà nước cấp với mục đích bồi thường và hỗ trợ. Như vậy, trên phương diện phát lý, đất tái định cư chính là đất ở mà chủ sở hữu mới có đủ quyền sở hữu. Đất tái định cư sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như mọi loại đất thông thường nên người được thừa hưởng sẽ có những quyền sử dụng đất hợp pháp.
Trên thực tế, chúng ta có thể làm thủ tục tách sổ đỏ đối với đất tái định cư. Việc này chỉ được thực hiện khi đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện tách sổ đỏ. Những điều kiện này bao gồm diện tích tối thiểu của mảnh đất, đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và người dân phải tuân theo thủ tục xin tách sổ đỏ.
Khái niệm và tiêu chuẩn của nhà ở tái định cư
Nhà ở tái định cư chính là nhà mà người bị thu hồi đất được nhà nước hỗ trợ. Các nhà ở tái định cư phải đạt chuẩn theo các quy định của pháp luật, những tiêu chuẩn này có sự khác nhau giữa khu vực nông thôn và đô thị.
- Tiêu chuẩn của nhà ở tái định cư ở nông thôn: Nhà ở tái định cư cần đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật. Những ngôi nhà này cần được thiết kế và xây dựng bao gồm cả công trình phụ. Đặc biệt, tùy vào từng vùng miền mà nhà tái định cư phải có kiến trúc phù hợp với phong tục, tập quán nơi đó.
- Tiêu chuẩn nhà ở tái định cư ở đô thị:
+ Nhà tái định cư liền kề mặt đất: Đối với kiểu nhà tái định cư này cũng cần đạt mức diện tích tối thiểu và phải đạt chuẩn các quy định về kỹ thuật, kiến trúc.
+ Nhà tái định cư chung cư: Những căn hộ này phải phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương. Về mặt kiến trúc và xây dựng, đây phải là những căn hộ khép kín và đảm bảo mọi quy chuẩn xây dựng.
Các trường hợp được cấp nhà ở tái định cư
Không phải bất kỳ trường hợp bị thu hồi đất nào cũng được cấp nhà ở tái định cư. Có bốn trường hợp cụ thể sau sẽ được cấp nhà ở tái định cư:
- Những người bị thu hồi đất mà không còn đất hoặc phần đất ở còn lại không đảm bảo diện tích tối thiểu để ở theo quy định thì sẽ được cấp nhà ở tái định cư. Tuy nhiên, những người định cư ở nước ngoài mà có đất tại Việt Nam bị thu hồi, không có nhu cầu bồi thường nhà ở thì sẽ được đền bù bằng tiền mặt.
- Khi mảnh đất bị thu hồi là quyền sở hữu chung của nhiều gia đình thì UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào các điều kiện thực tế để cấp đất, nhà tái định cư cho từng hộ.
- Những trường hợp bị thu hồi đất nằm trong hành lang an toàn mà các gia đình hay cá nhân không còn chỗ ở nào khác cũng sẽ được bố trí nhà ở tái định cư
- Tại khu vực ô nhiễm môi trường nặng, có nguy cơ sạt lở hay bị tác động bởi thiên tai, những hộ gia đình ở đó sẽ được di dời và cấp nhà ở tái định cư.
Ở Việt Nam, tái định cư là vấn đề không còn xa lạ với chúng ta. Xung quanh việc tái định cư là những lợi ích trực tiếp của con người, vì vậy bạn cần hiểu và nắm rõ những quy định của pháp luật để không “mất tiền” oan.