Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Sự phát triển của kinh tế xã hội luôn được gắn liền với sự tăng trưởng của ngành xây dựng. Vậy ngành xây dựng được hiểu là gì? Vai trò của ngành xây dựng?
Sự phát triển của kinh tế xã hội luôn được gắn liền với sự tăng trưởng của ngành xây dựng. Vậy ngành xây dựng được hiểu là gì? Vai trò của ngành xây dựng cũng như các yêu cầu khi làm trong ngành này là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ngành xây dựng là ngành trong đó bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thiết kế, thi công, giám sát và tiền hành nghiệm thu các công trình xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu đời sống của con người.
Đối tượng khách hàng của ngành xây dựng có thể là một các nhân, hộ gia đình hoặc một tổ chức và cũng có thể là cả một cộng đồng.
Ngành xây dựng luôn đóng một vai trò đặc biệt đối sự phát triển kinh tế. Nó chính là yếu tố quyết định đến quy mô và trình độ của một nền kinh tế, đóng vai trò là công cụ nhằm điều tiết nền kinh tế hiệu quả nhất. Cụ thể:
Ngành xây dựng được coi là khung xương của nền kinh tế và một nền kinh tế được coi là phát triển khi nó có một khung xương chắc chắn. Khi ngành xây dựng càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia phát triển.
Như chúng ta đã biết rất nhiều ngành sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm nguyên liệu đầu vào như gạch men, xi măng,...điều đó chứng minh ngành xây dựng đóng vai trò cung ứng nguyên vật liệu.
Khi ngành xây dựng phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác có liên quan đến ngành xây dựng.
Tỷ lệ người nghèo, sống vô gia cư ở nước ta khá cao chính vì vậy việc xây dựng các khu nhà ở giá rẻ sẽ giúp đảm bảo nơi cư trú cho họ, giảm thiểu tỷ lệ số người vô gia cư trong xã hội. Đây là một vai trò khá quan trọng của ngành xây dựng.
Đối với kỹ sư xây dựng thì bản vẽ chính là ngôn ngữ giao tiếp chính được sử dụng trong công việc. Vì vậy yêu cầu cơ bản của kỹ sư là cần biết đọc bản vẽ để từ bản vẽ có thể đọc ra ý tưởng và hiện thực hóa các ý tưởng đó bằng công trình xây dựng.
Kỹ sư không phải là người tạo ra bản vẽ mà họ chỉ nhận lại bản vẽ từ tay kiến trúc sư. Tuy nhiên quá trình đi từ ý tưởng đến hiện thực hóa ý tưởng không phải là dễ. Vì vậy kỹ sư cần tạo ra tiếng nói chung với kiến trúc sư để có thể nêu ra các ý kiến trao đổi đảm bảo bản vẽ được hoàn thiện tốt nhất.
Kỹ sư cần có khả năng trình bày ý kiến của mình một cách dễ hiểu nhất đến các kiến trúc sư nhằm tạo ra bản vẽ chi tiết, rõ ràng sẽ giúp việc ước lượng số lượng vật tư và tính toán thời gian thi công dễ dàng hơn.
Từ bản vẽ kỹ sư cần bóc tách dự toán xem bản vẽ yêu cầu gì, ước lượng tính chất và quy mô của công trình quy mô. Bên cạnh đó trong thời gian bóc tách dự toán phải lên được kế hoạch quy trình thực hiện công việc diễn ra bao lâu, từng giai đoạn thực hiện trong thời gian dự tính như thế nào, huy động vốn ra sao...
Đa số bản vẽ đều là tiếng Việt tuy nhiên có những công trình mang tầm quốc gia, hợp tác giữa các quốc gia hoặc các công ty nước ngoài thì bản vẽ hoàn toàn bằng tiếng anh. Việc đọc được và hiểu được bản vẽ tiếng anh rất có ích trong công việc của kỹ sư xây dựng.
Đặc biệt khi thành thạo ngoại ngữ thì con đường phát triển công việc của bạn sẽ rộng mở, có cơ hội làm việc với nhiều công ty lớn mang tầm quốc gia và mức lương là con số không hề nhỏ.
Ngoài con người thì máy tính là công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất giúp các kỹ sư xây dựng có thể bóc tách dự toán. Để công việc trở nên thuận lợi thì kỹ sư cần nâng cao trình độ sử dụng máy tính, đặc biệt là các phần mềm liên quan đến ngành xây dựng.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin liên quan đến ngành xây dựng và các kỹ năng cần có của kỹ sư xây dựng cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về ngành xây dựng và có thể trang bị những kỹ năng cần có của kỹ sư xây dựng vào công việc xây dựng trong tương lai.