Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Kỹ năng lắng nghe rất là quan trọng trong giao tiếp. Nhưng mọi người thường bỏ qua nó. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách khắc phục điều đó nhé.
Kỹ năng lắng nghe rất là quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Nhưng mọi người thường bỏ qua nó và khiến cho buổi nói chuyện không đạt được hiệu quả tối đa. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách khắc phục điều đó.
Nghe và lắng nghe có sự khác biệt nhau như thế nào. Nghe là một quá trình thụ động, chúng ta tiếp nhận thông tin và âm thanh mà không có chủ đích. Ngược lại, lắng nghe là một quá trình chủ động, chúng ta tập trung tiếp nhận thông tin, âm thanh rồi qua đó phân tích, thấu hiểu và sẻ chia đối với người nói.
Trong cuộc giao tiếp của chúng ta thì có 4 cấp độ lắng nghe bao gồm: giả vờ nghe, nghe chọn lọc, nghe toàn phần, nghe thấu cảm.
Trong cuộc trò chuyện, bạn thể hiện ra bên ngoài rằng mình đang lắng nghe. Bạn vỗ tay, gật đầu, cười... như muốn cho người đối diện cảm thấy bạn rất đang tập trung, hứng thú với câu chuyện mà họ kể ra. Nhưng bất ngờ, khi họ hỏi lại bạn một câu bất kỳ, thì bạn không biết nội dung câu chuyện đó là gì. Vì trong lúc đó, tai bạn nghe nhưng tâm tưởng đang nghĩ về những chuyện khác.
Ví dụ cho giả vờ nghe này xuất hiện nhiều trong các lớp học. Học sinh ngồi tập trung, gật gù theo giáo viên giảng bài. Nhưng trong đầu đang nghĩ trưa nay ăn gì, tối nay ăn gì...
Khi bạn nghe người đối diện nói, bạn thấy nó đúng, hay và chưa biết thì bạn nghe. Còn cái nào biết rồi, không hay hay không có giá trị đối với bạn, bạn bỏ qua và không nghe. Dù đã nghe chọn lọc nhưng bạn cũng không thể hiểu được thông điệp mà người đối diện muốn truyền tải. Như vậy, nghe chọn lọc cũng chưa gọi là lắng nghe trong giao tiếp.
Bạn tập trung và nghe toàn bộ câu chuyện đối phương nói. Nhưng bạn lại lắng nghe dựa trên quan điểm cá nhân của bạn. Bạn suy nghĩ những lời nói theo cách đánh giá, suy diễn, phán xét nên bạn không thể đặt được chính mình vào vị trí của người nói. Bạn sẽ không hoàn toàn hiểu được suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của họ.
Bạn tập trung 100% vào trong câu chuyện của đối phương. Bạn sẽ không áp đặt quan điểm của mình, giải quyết vấn đề, chia sẻ chân thành những điều hữu nhất đối với họ.
Lắng nghe là một kỹ năng rất khó. Người ta đã nói rằng chúng ta học nói chỉ mất ba năm đầu đời nhưng có khi cả đời không học được lắng nghe. Vậy để lắng nghe tốt hơn bạn cần phải:
Muốn chăm chú nghe được người khác nói chuyện chúng ta cần phải nhận diện những yếu tố cản trở và loại bỏ nó. Ví dụ khi nghe một người khác nói và bạn thấy rằng sự lắng nghe của mình đang giảm đi. Trong đầu bạn đang xuất hiện sự đánh giá, phán xét; hoặc thành kiến tiêu cực với người kia... nên không muốn nghe họ nói. Bạn hãy nói với chính bản thân mình rằng những thứ kia đang cản trở bạn thì hãy loại bỏ nó đi và tập trung vào câu chuyện họ nói.
Điều thứ hai chúng ta phải lưu ý là không ngắt lời người nói. Đây là lỗi rất hay thường gặp trong các cuộc hội thoại: Chúng ta chen ngang khi họ đang nói để nói lên suy nghĩ của mình. Điều này sẽ khiến cho mạch câu chuyện bị đứt gãy, suy nghĩ của bạn đã ảnh hưởng đến cảm nhận của đối phương khiến cho đối phương không thể hiện suy nghĩ thực của mình...
Đây là một kỹ thuật khiến cho người đối diện chia sẻ hết câu chuyện của họ. Họ muốn nói chuyện với bạn, có cảm xúc tích cực trong cuộc giao tiếp. Cách đơn giản nhất là gật đầu để người đối diện họ biết bạn đang lắng nghe. Nếu bạn ngồi yên không cử động gì sẽ khiến cho người nói cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục kể câu chuyện của mình.
Bạn cũng có thể dùng các từ cảm thán như ừ, à, hóa ra là vậy, hay thế...để giúp người đối diện giữ được “nhiệt huyết” để tiếp tục kể chuyện. Họ càng muốn được nói nhiều hơn nữa với bạn.
Hỏi tiếp lời tức là trong một vài tình huống, người kể chuyện bỗng dưng quên mất mình phải nói gì, từ đó diễn tả ra sao. Và nếu bạn chú ý lắng nghe thì bạn có thể đưa ra những câu hỏi khơi gợi thêm những nội dung họ đang muốn nói.
Sau khi lắng nghe đối phương kể câu chuyện của mình, chưa chắc điều bạn hiểu đúng với quan điểm họ muốn truyền tải. Bởi vậy cần xác nhận lại bạn đã hiểu đúng ý của họ bạn nên sử dụng những câu hỏi sau: Tôi nghe được là...?, Tôi hiểu được là...?, Tôi dự định làm là...? (trong trường hợp công việc).
Nếu bạn thực hành và luyện tập thường xuyên kỹ năng lắng nghe trong bài viết này. Chúng tôi tin chắc rằng kỹ năng của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Nó sẽ mở ra cho bạn những cơ hội mới, những người bạn mới hay có những trải nghiệm thú vị mà bạn không ngờ được.
>>> Xem thêm các bài viết: