Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Bạn đam mê kiến trúc và muốn trở thành một kiến trúc sư. Tuy nhiên, bạn lại không biết để trở thành kiến trúc sư cần học gì?
Bạn đam mê kiến trúc và muốn trở thành một kiến trúc sư trong tương lai. Tuy nhiên, bạn lại hoang mang không biết để trở thành kiến trúc sư cần học gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin giải đáp thắc mắc này.
Ngành kiến trúc là kết hợp giữa lĩnh vực nghê thuật và kỹ thuật, tổ chức, thiết kế và sắp xếp không gian các công trình.
Các công việc thiết kế sẽ do các kiến trúc sư đảm nhận theo yêu cầu của chủ đầu tư hay theo ý tưởng riêng của mình. Ngoài ra, kiến trúc sư còn là người đảm nhận thiết kế thêm hoặc thay thế cho những công trình đã được xây dựng.
Kiến trúc sư sẽ trao đổi cùng với khách hàng, đưa ra lời khuyên chuyên môn từ khâu kế hoạch cho đến khi bàn giao công trình.
Vị trí làm việc: Kiến trúc sư thiết kế, thi công giám sát công trình hoặc làm việc tại các công ty tư vấn kiến trúc, xưởng thiết kế,...Phát triển thành chủ đầu tư nếu bạn có năng lực, bạn cũng có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo.
Bạn muốn trở thành một kiến trúc sư, đặc biệt là một kiến trúc sư thành công hay chỉ đơn giản bạn muốn biết ngành kiến trúc có phù hợp với bản thân không? Để trả lời được câu hỏi này bạn nên tìm hiểu thật kỹ những tố chất được nêu dưới đây:
- Điều tiên quyết chính là đam mê, bất cứ ngành nghề nào cũng vậy đam mê sẽ giúp bạn gắng bó lâu dài và phát huy năng suất của mình.
- Kiến trúc sư cần có tư chất như một nghệ sĩ, một nhà khoa học - kỹ thuật. Đó là lý do người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật.
- Có năng khiếu thẩm mỹ, nhận thức và tạo dựng được cái đẹp
- Khả năng teamwork và tư duy logic cao, thường xuyên áp dụng những kiến thức được học để linh hoạt áp dụng vào công việc, giải quyết rủi ro
- Có kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính, nhất là đồ họa
- Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc với các khách hàng khó tính
- Vì là ngành nghề với áp lực công việc nặng, cường độ làm việc cao nên cần yêu cầu cao về tinh thần và sức khỏe
Để trở thành một kiến trúc sư hay một cách thực tế để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng thì bạn nên có cho mình một tầm bằng cử nhân chuyên ngành và chứng chỉ hành nghề Kiến trúc công trình. Bạn có thể theo học tại các trường đại học đào tạo nghề kiến trúc uy tín tại Việt Nam hoặc cũng có thể tham gia các khóa học đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn.
Ở đây chúng ta sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật như: công tác quy hoạch, phương pháp sáng tác kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo, thiết kế đô thị, phương pháp sáng tác kiến trúc,..
Ngoài ra, tại các trường đại học còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng giao tiếp đàm phán, kỹ năng quan sát, team-work, thực hành thông qua các công cụ, phần mềm chuyên dụng,...giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc nắm bắt và thực hiện công việc chuyên môn của mình.
Tuy nhiên, ngoài việc được học lý thuyết thì việc thực hành vô cùng cần thiết. Bạn cần có sự lăn lộn ngoài các công trình thực tế, kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được sự thành công.
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Xây dựng - Hà Nội
- Đại học Kiến trúc TP HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
- Đại học Duy Tân
- Đại học Khoa học - Huế
Bài viết trên đây là một số thông tin hữu ích về ngành kiến trúc, cũng như để trở thành một kiến trúc sư cần học gì? Ngoài ra bài viết còn gợi ý cho bạn một số trường đại học uy tín đào tạo ngành kiến trúc ở Việt Nam. Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc. Chúc bạn đọc thành công!