việc làm xây dựng 24h

Những điểm đặc sắc và giá trị nhất của nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại

By   admin    15/11/2019

Đến nay, kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn là nền kiến trúc độc đáo. Nó mang những nét đẹp riêng dẫu cho thế giới cũng như nền kiến trúc không ngừng phát triển.

Đến nay, kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn là một nền kiến trúc độc đáo. Nó mang những nét đẹp riêng dẫu cho thế giới cũng như nền kiến trúc không ngừng phát triển.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Sự ra đời của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại xuất hiện trên vùng đất miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ tại vùng biển Aegaeum, khu vực Tiểu Á, ven biển Bắc Hải, Ý, Sicilia, Tây Ban Nha và Ai Cập.

Thời Hy Lạp cổ đại, các công trình được xây dựng thành các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng. Quần thể kiến trúc dân dụng là các quảng trường công cộng, gọi là agora. Quần thể kiến trúc thánh địa được xây dựng với nhiều đền đài trên các khu đồi cao, gọi là acropol.

Đặc điểm của những đền đài Hy Lạp cổ đại

Đặc điểm của kiến trúc Hy Lạp cổ đại được thể hiện nhiều qua các công trình đền thờ. Đền thờ Hy Lạp thời kì đó đặc trưng với những cột chạy vòng bên ngoài. Theo thời gian, các công trình đền đài dần dần phức tạp hơn trong cách thiết kế những cột đó.

* Dạng cột đôi ở hiên (Distyle): hình chữ nhật và lối vào chính sẽ nằm ở phía cạnh ngắn hơn, tại đây còn có hai cột. Tiêu biểu cho loại hình này là đền thờ thần Themis nằm tại Rhamnus.

* Dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu: nó mang những đặc điểm của loại đền thứ nhất, ngoài ra có thêm hai cột ở cạnh ngắn còn lại. Ta có thể hiểu hơn về loại đền này qua đền thờ Artemis.

* Dạng hàng cột mặt trước (Hàng cột hiên):  hình chữ nhật, lối vào chính vẫn ở cạnh ngắn nhưng sẽ có bốn cột ở phía trước. Ngôi đền ở Selinus là một minh chứng tiêu biểu cho loại đền này.

* Dạng hàng cột cả hai đầu: tương tự loại đền thứ hai, điểm khác biệt nằm ở bốn cột mỗi cạnh ngắn.

* Dạng nhà tròn có hàng cột bao quanh: hình tròn và có hàng cột vòng quanh ở vành ngoài. Loại hình thể hiện rõ ở công trình Tholos ở Epidaurus.

* Dạng đền có hàng cột giả bao quanh: hình chữ nhật và phần chịu lực chính là các bức tường, có các cột ghép thêm ở mặt ngoài của tường. Ví dụ là đền thờ thần Zeus.

* Dạng đền có hàng cột bao quanh: dạng đền này có hàng cột chạy ở vành ngoài công trình tạo thành hình chữ nhật. Một số công trình chính của dạng đền này là đền Hephaestos, đền Parthenon,…

* Dạng đền Dipteral: hình chữ nhật, bao xung quanh công trình là một hàng cột. Ta có thể tham khảo về loại đền này qua đền Olympeion.

Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về kiến trúc Hy Lạp cổ đại qua một số công trình tiêu biểu nhất. 

Thành phòng thủ của Athens (Acropolis của Athens)

Lối vào của Acropolis được gọi là Propylaea, đây được coi như một cửa ngõ rất hoành tráng. Nó được xây dựng từ đá cẩm thạch trắng và xám cùng với đá vôi. 

Tiếp theo là đền Erechtheion, một dấu ấn đậm nét của kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Nó là công trình tiêu biểu cho kiểu mặt bằng không đối xứng, được tạo nên từ ba phần gần như riêng biệt với mái nhà riêng. 

Trung tâm khu vực và cũng là công trình nổi bật nhất của quần thể chính là đền Parthenon. Ngôi đền được bao quanh bởi hành lang cột, tổng hai mặt chính là tám cột. Ngoài ra còn có 17 cột trụ dọc hai bên cạnh đền. Mọi người đều bị ấn tượng với những cột chống không có chân cột được đặt thẳng xuống nền nhà của ngôi đền này. 

Bên cạnh những công trình đặc sắc trên, người ta còn biết đến thành thủ Acropolis với nhà hát Dionysos, cổng vòm Eumen…Được coi là một trong những biểu tượng của kiến trúc cổ Hy Lạp, thành thủ Acropolis đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1987.

Thành phố cổ Paestum (Poseidonia)

Poseidonia được biết đến nhiều với ba ngôi đền độc đáo của kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Các ngôi đền đều được xây dựng dựa trên trật tự Doric. Điểm đặc biệt của những thức cột Doric là các đường cong lồi ấn tượng, có hình dạng như cây nấm mọc ngược vì nó mở rộng ở chân cột. 

Bao quanh thành phố cổ Paestum là những bức tường cổ đại đặc trưng. Dọc theo đó là các tháp canh hình vuông, hình tròn. 

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là một trong những nền móng vững chắc cho sự phát triển của kiến trúc thế giới. Dù cho một số công đã không còn nguyên vẹn bởi sự biến thiên của lịch sử, kiến trúc Hy Lạp cổ đại là niềm tự hào của nền kiến trúc nhân loại.

5/5 (2 bình chọn)