Ngành thiết kế đồ họa ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Hãy tìm hiểu về ngành thiết kế đồ họa cùng chúng tôi trong bài viết để hiểu thêm về công việc
Kiến trúc bền vững được coi là một phần tất yếu trong sự phát triển của thời đại hiện nay. Nó không chỉ giúp bạn có một không gian sống hiện đại...
Kiến trúc bền vững được coi là một phần tất yếu trong sự phát triển của thời đại hiện nay. Nó không chỉ giúp bạn có một không gian sống hiện đại mà còn đảm bảo được sự hài hòa với môi trường tự nhiên. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về kiến trúc bền vững và nó thực sự mang lại những lợi ích gì?
Một kiến trúc sử dụng các phương pháp tiếp cận hiện đại trong việc thiết kế nhằm cân bằng giữa con người với môi trường tự nhiên được gọi là kiến trúc bền vững. Trong kiến trúc này, yếu tố tự nhiên giữ vai trò chính và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nhằm tạo ra một thiết kế hài hòa với các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Một kiến trúc bền vững được hiểu theo chính nghĩa đen của nó, tức là có sự bền vững của các yếu tố như: kết cấu, vật liệu, kỹ thuật, quy hoạch, cảnh quan, thẩm mỹ, văn hóa, kinh tế và xã hội.
Ngành công nghiệp xây dựng càng phát triển thì các yếu tố gây hại đến môi trường xung quanh cũng ngày càng nhiều. Chính vì vậy, kiến trúc bền vững ra đời nhằm tạo ra những thiết kế thân thiện với môi trường.
Bản chất của một kiến trúc bền vững được xem xét dưới ba khía cạnh sau đây:
Về mặt quan điểm: Kiến trúc bền vững trước tiên phải là một công trình kiến trúc tốt và sự tồn tại của nó có ảnh hưởng một cách tích cực đến cảnh quan thiên nhiên xung quanh.
Về mặt tính chất: Kiến trúc bền vững được xây dựng có sự cân bằng của 3 yếu tố: giảm tối đa những tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên cũng như môi trường; phát huy tính hiệu quả về mặt kinh tế; đáp ứng nhu cầu về mặt kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Về cách thức thực hiện: Tận dụng các yếu tố thiên nhiên ban tặng và có khả năng tái sử dụng sau khi đã hoàn thành mục tiêu ban đầu của công trình là các giải pháp được đưa vào quá trình thiết kế một kiến trúc bền vững.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng, kiến trúc bền vững được tạo nên theo những chiều hướng thân thiện với môi trường. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của các kiến trúc bền vững là giảm thiểu tối đa sự biến đổi hệ sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lâu bền cũng như không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ mai sau.
Lợi ích mà các kiến trúc bền vững mang đến được xem xét trên ba phương diện chính là kinh tế, môi trường và xã hội:
Lợi ích về mặt kinh tế: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được sử dụng trong quá trình thiết kế kiến trúc bền vững. Vì thế, nó đạt được những hiệu quả như: tiết kiệm năng lượng tự nhiên, sử dụng nguồn năng lượng có hiệu quả, giảm điện năng tiêu thụ, tối giản các chi phí phát sinh, nâng cao giá trị bền vững…
Lợi ích về mặt xã hội: Kiến trúc bền vững được coi là những công trình xanh, bởi nó không chỉ đảm bảo đầy đủ tiện nghi mà còn mang đến một không gian sống vô cùng lý tưởng. Đó là một không gian hài hòa với thiên nhiên cây cối, sạch sẽ và hết sức an toàn cho sức khỏe của con người. Một điều đặc biệt hơn của kiến trúc bền vững là tạo ra một môi trường xã hội mang tính thẩm mỹ, rất phù hợp với văn hóa và phong tục tập quán của từng địa điểm, đồng thời còn bảo tồn được di sản và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc.
Lợi ích về mặt môi trường: Đây là một lợi ích to lớn mà kiến trúc bền vững mang lại: tận dụng được nhiều lợi thế của thiên nhiên như nắng, gió, hệ sinh thái, cảnh quan; khai thác hợp lý nguồn nước và đất đai nhằm bù đắp cũng như tái tạo các hệ sinh thái; đồng thời làm giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính và tình trạng ô nhiễm môi trường.
Có thể khẳng định rằng, xu hướng kiến trúc bền vững đang là một trong những xu thế phát triển chung của hầu hết các nước trên thế giới. Những tác động tích cực từ ngành kiến trúc tất yếu sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững chung của xã hội và toàn cầu.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về kiến trúc bền vững mà chúng tôi gửi gắm tới các bạn. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức mới mẻ và bổ ích.