Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Kế toán nguyên vật liệu là một vị trí không thể thế ở những đơn vị liên quan. Vậy kế toán nguyên vật liệu có thể hiểu như thế nào cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
Trong hoạt động của mọi tổ chức, doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu là một vị trí không thể thế. Vậy kế toán nguyên vật liệu có thể hiểu như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu, ta cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, được cách tổ chức, doanh nghiệp nhập về và dự trữ để phục vụ sản xuất, tạo ra sản phẩm. Do toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được đưa vào giá trị của sản phẩm nên cần phải quản lý và tính toán thật hợp lý để đảm bảo cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận.
Người có vai trò quản quản lý và kiểm tra nguyên vật liệu để sản xuất được hiệu quả gọi là kế toán nguyên vật liệu. Công việc của kế toán nguyên vật liệu bao gồm: ghi chép, phản ánh tình hình thu mua nguyên vật liệu, tình hình dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu.
Kế toán nguyên vật liệu giúp tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo cho việc sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, từ đó giúp sản xuất được hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Giá thành sản phẩm sẽ bị quyết định một phần bởi kế toán nguyên vật liệu.
Ngoài ra kế toán nguyên vật liệu còn giúp các nhà lãnh đạo nắm và quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu để từ đó có những cách khắc phục và điều chỉnh phù hợp.
Trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu là một vị trí cần phải có. Một người kế toán nguyên vật liệu thường đảm nhiệm những nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, thống kê số liệu nguyên vật liệu hiện có, tình hình luân chuyển về giá cả và hiện vật của nguyên vật liệu. Tính toán chi phí của nguyên vật liệu thực tế khi nhập kho và xuất kho.
- Kiểm tra và đảm bảo việc chấp hành các quy định về bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu và hiện trạng của nguyên vật liệu để có thể đưa ra những giải pháp khắc phục và xử lý những nguyên vật liệu bị hỏng hoặc dư thừa, từ đó tính toán được số lượng nguyên vật liệu có thể đưa vào sản xuất thực thế.
- Kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu theo kế hoạch, hạch toán nguyên vật liệu và hướng dẫn các đơn vị, bộ phận trong tổ chức, doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin để có thể lập báo cáo tài chính từ đó có thể phân tích một cách cụ thể, rõ ràng tình hình hoạt động kinh doanh.
- Thu thập số liệu, ghi chép số liệu nguyên vật liệu nhập vào, bảo quản, vận chuyển, đồng thời phân loại nhập xuất và quản lý, kiểm tra nguyên vật liệu.
Để thực hiện công việc một cách hiệu quả, người kế toán nguyên vật liệu cần đảm bảo một số yêu cầu như sau:
- Luôn cập nhật và nắm bắt thông tin về tình hình của nguyên vật liệu, đặc biệt là thông tin của các bộ phận chịu trách nhiệm về thu mua, vận chuyển và dự trữ nguyên vật liệu.
- Xử lý số liệu về nguyên vật liệu phải cụ thể, chính xác để đảm bảo cho sản xuất được hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra và đối chiếu số liệu trên giấy tờ với số lượng nguyên vật liệu thực tế để tránh những sai lệch có thể xảy ra. Nếu có sai lệch thì phải kịp thời báo cáo cấp trên để có thể tìm ra những cách khắc phục và xử lý.
- Cung cấp kịp thời những thông tin, số liệu cần thiết cho lãnh đạo để họ có thể nắm bắt tình hình một cách toàn diện, từ đó quản lý được hiệu quả.
Tóm lại, kế toán nguyên vật liệu đóng một vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn thêm nhiều thông tin bổ ích và có thể áp dụng vào thực tế đời sống.
>>> Xem thêm các bài viết: