việc làm xây dựng 24h

Những điều cơ bản mà có thể bạn chưa biết về Indicator

By   admin    18/01/2020

Phần Indicator thường trong những bản báo cáo kinh doanh, tài liệu hóa học, nghiên cứu. Sau đây là những kiến thức cơ bản nhất về indicator để bạn tham khảo.

Chắc hẳn bạn đã từng thấy phần Indicator trong những bản báo cáo kinh doanh, tài liệu hóa học, nghiên cứu phải không nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về indicator.

1. Indicator là gì ?

Indicator là những chỉ số đo lường, dấu hiệu, điểm đánh dấu một khía cạnh nào đó của vấn đề. Không những vậy, những chỉ số này còn cho thấy mức độ khả thi của vấn đề. Các chỉ số đều là những tiêu chí thực tế và có thể đo lường được của tiến độ dự án. Chúng nên được xác định trước khi dự án bắt đầu và từ đó chúng ta có thể giám sát hoặc đánh giá xem một dự án có thực hiện theo đúng kế hoạch hay không. 

Indicator là gì ?

Trong quy hoạch dự án, các chỉ số chính là sợi dây liên kết giữa lý thuyết và thực hành. Indicator là một công cụ giúp bạn biết liệu công việc của mình có tạo ra sự khác biệt hay không. Các chỉ số thường mô tả những thay đổi hoặc sự kiện mà chúng ta có thể quan sát được liên quan đến tiến độ của dự án. 

2. Các loại Indicator

Những chỉ số kinh doanh, chỉ số rủi ro,.. luôn là các yếu tố hết sức cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp, dự án. Vậy các indicator này sẽ được phân loại một cách khoa học như thế nào? Các indicator thường được phân thành 2 loại như sau:

Quantitative Indicator: Indicator định lượng (Chỉ số đầu ra)

Các chỉ số cho chúng ta biết liệu các hoạt động và hành động đã lên kế hoạch có thực sự xảy ra như dự định hay không được gọi là chỉ số đầu ra. Loại indicator này sẽ giúp bạn theo dõi xem liệu dự án mình đang thực hiện có theo đúng tiến độ như kế hoạch đề ra hay không. Những loại chỉ số này sẽ không giúp chúng ta biết về những hiệu ứng do các đầu ra này mang lại. Đó chính là lý do tại sao bạn phải giám sát tất cả các hoạt động, những thay đổi mà kết quả có thể mang lại (tích cực hay tiêu cực), dự định hoặc ngoài ý muốn.

Các chỉ số định lượng có thể được thể hiện theo một số cách, tùy thuộc vào dữ liệu liên quan và mục đích sử dụng nó. Những chỉ số này có thể được thể hiện dưới dạng số thập phân, tỷ lệ, phân số, tỷ lệ phần trăm và giá trị tiền tệ. Các yếu tố định lượng luôn được biểu thị dưới dạng số. 

Một số ví dụ về các chỉ số định lượng có thể là:

+ Số lượng người tham gia một khóa đào tạo

+ Trọng lượng cá đánh bắt

+ Thất nghiệp (Theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp)

+ Thu nhập bình quân đầu người

+ Số tổ chức cộng đồng trong 1 khu vực

+ Tỷ lệ nhiễm HIV

+ Thu hoạch lúa trung bình trên một ha

+ Chi phí vận chuyển ra thị trường

+ Tỷ lệ tử vong 

Qualitative Indicator: Các indicator định tính (Chỉ số hiệu suất)

Các chỉ số định tính thường là các chỉ số thể hiện sự thay đổi. Qualitative indicator giúp bạn biết liệu công việc mà bạn đang làm có dẫn đến những sự thay đổi về mặt con người, cuộc sống, quyền lực và quyền lợi mà bạn muốn đạt được hay không.

Indicator là gì và nội dung liên quan

Các chỉ số định lượng được định nghĩa là thước đo số lượng, chẳng hạn như số giờ mà các bạn sinh viên dành ra để tự học ở nhà. Nhưng qualitative indicator lại được định nghĩa là những đánh giá và nhận thức của mọi người về một chủ đề, chẳng hạn như sự tự tin trong kì thi của những sinh viên có nhiều giờ tự học tại nhà nhiều hơn những sinh viên không học ở nhà. Các chỉ số định tính là các yếu tố phi số để xác định mức độ hướng tới một mục tiêu cụ thể. Dữ liệu định tính dựa trên ý kiến, cảm xúc hoặc quan điểm hơn là những sự kiện và con số. Các yếu tố này được sử dụng để đo lường những thứ không thể diễn đạt bằng số, ví dụ như cảm giác thích thú của trẻ khi được mua đồ chơi. Các chỉ số định tính được sử dụng để xác định mức độ (nhanh, chậm, đúng tiến độ) của một quá trình đang diễn ra hoặc mức độ hoàn thành của một quá trình.

Thuật ngữ qualitative indicators được tạo thành từ hai khái niệm nghiên cứu rất quan trọng. Các chỉ số định lượng thường dễ hiểu hơn và dễ phân tích hơn bởi nó dựa trên những con số và sự kiện. Trái lại, các thông tin về chỉ số định tính không thể đo lường hoặc sao chép được. Ví dụ về các qualitative indicator:

+ Tự do ngôn luận hơn

+ Dễ dàng truy cập vào một cơ sở

+ Tham gia vào nhóm thanh niên tình nguyện

+ Các cấp độ tham gia trong thể thao

+ Hy vọng ngày càng tăng của người dân đối với việc cải thiện các hệ thống dân chủ

+ Phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định

+ Cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên

+ Mức độ hài lòng với các dịch vụ

Tóm lại, indicator không phải một điều gì đó quá khó hiểu. Indicator chính là những chỉ số, mức độ đo lường với vô vàn lợi ích mang đến cho chúng ta, đặc biệt là trong việc kinh doanh. Hi vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp ích cho công việc và đời sống của bạn!

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)