Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Trong lĩnh vực việc làm luôn có những nguyên tắc ngầm mà phải là người đã có kinh nghiệm mới biết được. Vậy nên sẽ rất khó khăn đối với những ai đang ở giai đoạn mới chân ướt chân ráo ra bước vào con đường lập nghiệp, tìm kiếm và ứng tuyển việc làm. Một trong những nguyên tắc quan trọng đó là thời gian. Chắc hẳn nếu như không được ai đó mách cho biết hồ sơ xin việc cũng được quy định về mặt thời gian thì chắc chắn một sinh viên mới ra trường không thể biết được hồ sơ xin việc thời hạn bao lâu.
Ngay trong thời gian đầu tìm việc, thời hạn của hồ sơ xin việc cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng để bạn phải ghi nhớ khi chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển việc làm.
Hồ sơ xin việc với vai trò là tổng hòa của những giấy tờ quan trọng như CV, đơn thư, sơ yếu lý lịch, ... về thông tin ứng viên và nó sẽ được nộp đến cho nhà tuyển dụng xem xét thông tin và tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh của ứng viên đề nhằm mục đích đưa ra đánh giá ứng viên có phù hợp với công việc hay không.
Như vậy, hồ sơ xin việc được cho là công cụ quan trọng giúp truyền tải thông tin chi tiết của ứng viên tới nhà tuyển dụng theo cách rõ ràng và bao quát nhất. Ngoài thể hiện vai trò trong tuyển dụng, hồ sơ xin việc cũng hiện diện trong tủ hồ sơ của công ty để công ty có thể lưu giữ thông tin của nhân viên, phục vụ cho việc quản trị nhân lực hiệu quả.
Rõ ràng, hồ sơ xin việc có vai trò quan trọng với cả người lao động và người sử dụng lao động. Và trong bộ hồ sơ có chứa thông tin của ứng viên tại một thời điểm cụ thể, thông tin đó dù vẫn gắn với ứng viên nhưng về lâu dài và sang một thời điểm khác nó lại không mang tính cập nhật.
Đúng thế, chẳng hạn bộ hồ sơ của một sinh viên mới ra trường sẽ có những thông tin về kinh nghiệm việc làm, kỹ năng, ... khác với hồ sơ của một người đã có kinh nghiệm. Cũng có nghĩa là bạn ở thời điểm hiện tại sẽ có những ưu điểm không giống với bạn ở một năm sau.
Sự thay đổi không ngừng ở bản thân của mỗi một con người đặt ra vấn đề về mức độ hiệu quả trong quản trị nhân lực cũng như ngay trong chính công tác tuyển dụng. Vì thế mà trong một nguyên tắc thống nhất mà doanh nghiệp nào cũng thừa nhận đã đặt ra vấn đề về thời hạn cho hồ sơ xin việc để sự thay đổi của một ứng viên, một người lao động luôn được cập nhật kịp thời theo từng thời điểm cụ thể. Như thế nhưng điểm mới của ứng viên, người lao động cũng sẽ thường xuyên được cập nhật, không chỉ để chúng ta nhận thức về sự phát triển của bản thân mà còn giúp cho phía doanh nghiệp có những kế hoạch quản trị tốt nhất, phân bổ nhân lực phù hợp và có hiệu quả với từng tính chất của công việc cho từng giai đoạn phát triển của công ty.
Như thế, thiết nghĩ những lý do trên về việc xác lập thời hạn hồ sơ xin việc là vô cùng cần thiết. Nếu đã xác định rõ tầm quan trọng của việc xác định thời hạn hồ sơ xin việc thì bạn càng phải nắm bắt rõ ràng hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu?
Qua chia sẻ tiếp theo bên dưới, chúng ta sẽ dễ dàng cập nhật được thời hạn của hồ sơ xin việc bao lâu sẽ phải chuẩn bị mới lại.
Như vậy, qua nội dung trên chúng ta biết được rất cần nắm bắt thời hạn hồ sơ xin việc. Nhưng vấn đề thời hạn đó đọng lại ở con số cụ thể nào để cho bạn biết được giá trị sử dụng của một bộ hồ sơ là bao lâu.
Trên thực tế, trong tất cả các bộ luật liên quan đến việc soạn thảo, quản lý giấy tờ sổ sách mà nhà nước ban hành, rõ ràng không có bất cứ điều khoản nào quy định về thời hạn cụ thể dành cho hồ sơ xin việc. Bởi lẽ hồ sơ xin việc là cách gọi tổng hòa cho những giấy tờ cần thiết mà nhà tuyển dụng muốn nhận dược ở ứng viên, người sử dụng lao động muốn nhận từ người lao động. Thế nên thời hạn của bộ hồ sơ còn phụ thuộc vào giấy tờ ở bên trong đó.
Mỗi giấy tờ bên trong hồ sơ lại có thời hạn sử dụng khác nhau, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch hay giấy khám sức khỏe thường được quy ước về thời hạn là 6 tháng, còn bảng điểm, CV, đơn xin việc lại chẳng có bất cứ quy tắc ràng buộc nào về mặt thời gian nên cũng có thể nói rằng chúng vô hạn. Thế thì chúng ta càng chẳng thể đánh đồng toàn bộ hồ sơ xin việc ở trong một thời hạn cụ thể nào khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho hồ sơ xin việc cũng được cập nhật mới một cách cần thiết thì hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cũng đã linh hoạt dựa vào thời hạn của các giấy tờ trong hồ sơ xin việc để định ra một thời hạn phù hợp cho hồ sơ.
Vậy, theo bạn thì hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu là phù hợp? Câu trả lời đưa ra không thể áp dụng cho bất cứ trường hợp nào vì có thể mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng con số riêng cho mình. Nhưng bạn vẫn nên có cái nhìn tổng thể để nhận diện được những khoảng thời hạn được áp dụng phổ biến và từ đó chủ động chuẩn bị hồ sơ trong khoảng giới hạn thời gian đó.
Hãy tìm ra những đáp án mà bạn cần và đảm bảo tốt nhất cho bộ hồ sơ của mình luôn ở trong giới hạn cho phép.
Khá hợp lý khi tính thời hạn cho hồ sơ dựa vào thời hạn của các giấy tờ trong hồ sơ xin việc. Không phải giấy tờ nào cũng có thời hạn, vậy nên bạn hãy dựa chủ yếu vào những giấy tờ này để định rõ hơn thời hạn sử dụng có hiệu lực của bộ hồ sơ xin việc nhé. Chúng bao gồm: Sơ yếu lý lịch công chứng, giấy khám sức khỏe, bản sao của sổ hộ khẩu, bản sao chứng minh thư, các giấy tờ cần nộp bản sao công chức khác như bằng cấp, chứng chỉ, ...
Mỗi loại giấy tờ này đều có thời hạn. Trong đó, giấy khám sức khỏe được có giá trị sử dụng trong vòng 6 tháng tính từ ngày tháng ghi trong giấy. Nếu khi nộp trong hồ sơ vẫn đang ở thời điểm chưa quá hạn thì giấy khám sức khỏe này vẫn được chấp nhận. Còn nếu như bạn dùng giấy khám đã quá 6 tháng kể từ ngày ký xác nhận của cơ sở y tế khám và cấp giấy thì giấy tờ không còn giá trị và buộc phải đi khám để được cấp mới để tiếp tục sử dụng trong hồ sơ xin việc.
Ảnh thẻ cũng cần thời hạn. Điều này rất nhiều người không biết nhưng thực chất những bức ảnh chụp ở ngoài thời gian 6 tháng tính từ ngày chụp đến ngày bạn nộp hồ sơ điều khó được chấp nhận. Lý do là vị khoảng thời gian 6 tháng đủ để bạn có những thay đổi nhất định về diện mạo. Thế nên, thông thường, cứ 6 tháng một lần người lao động, ứng viên cũng nên chụp ảnh thể lại một lần nếu như cần thiết vì như vậy, bức ảnh mới có thể thể hiện được chân dung bạn sát với hiện tại nhất. Điều đó tương tự như việc khi bạn làm hồ sơ xin việc tại vị trí quản lý sau khi đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc nhưng lại lấy ảnh thẻ thời học sinh, sinh viên đưa vào hồ sơ là hoàn toàn không hợp lý và cũng sẽ không được chấp nhận. Gần như diện mạo của bạn ở hiện tại với sự chững chạc, chín chắn trên nét mặt và phong thái khác hoàn toàn khuôn trăng khi còn là học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, các bản sao của giấy tờ như chứng minh thư, sổ hộ khẩu đều được yêu cầu đóng dấu công chứng, kèm theo đó sẽ là thời gian con dấu được đóng vào giấy tờ. Vậy thì những giấy tờ như thế cũng sẽ đòi hỏi về tính thời hạn.
Tốt hơn hết khi những giấy tờ trên đã quá thời gian 6 tháng thì bạn nên chủ động làm lại mới, xin lại dấu để phục vụ cho mục đích ứng tuyển ở thời điểm hiện tại của mình. Từ đó có thể giữ cho bộ hồ sơ luôn trong tình trạng "mới", không lo bị trả lại trong khi bạn đang cần tăng tốc để chạy đua trong cuộc chiến việc làm.
Như vậy, bài viết đã mang đến cho chúng ta những hiểu biết quan trọng liên quan đến thời hạn sử dụng của hồ sơ xin việc. Đương nhiên không thể đưa ra con số chính xác cho câu hỏi hồ sơ xin việc thời hạn bao lâu thế nhưng chắc chắn bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc đảm bảo thời gian sử dụng có thể của các giấy tờ bên trong hồ sơ. Đây là giá trị lợi ích to lớn của việc tìm hiểu hồ sơ xin việc thời hạn bao lâu mà mỗi ứng viên nên chú ý.