Thư ký công trình là gì? Thư ký công trình làm những công việc gì? Cần những tố chất nào để trở thành thư ký công trình? Mức lương của thư ký công trình.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền vận tải, cùng nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng mạnh, sự ra đời của hàng loạt những đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển, giao nhận trực tuyến đã biến shipper trở thành một trong những lựa chọn việc làm hấp dẫn kiếm bộn tiền cho một bộ phận lớn sinh viên, người đi làm trong thời gian rảnh rỗi. Hãy cùng tìm hiểu về bí quyết chi tiết về cách chuẩn bị hồ sơ xin việc shipper đầy đủ trong bài viết dưới đây nhé.
Nếu lần đầu tiên bắt tay vào công cuộc xin việc, ở một vị trí như lao động phổ thông như shipper, có lẽ không ít nghĩ rằng, chắc chẳng cần đến hồ sơ xin việc để làm gì. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoại trừ trường hợp bạn nhận ship từ do hay ship sản phẩm của cửa hàng của bạn, khi bạn quyết định ứng tuyển vào một đơn vị về giao hàng tiêu biểu như giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, Ahamove,...hồ sơ xin việc là tài liệu bắt buộc. Thông qua hồ sơ xin việc shipper, nhà tuyển dụng nắm được thân thế, năng lực nghề nghiệp của người lao động, sức khỏe xem có đảm bảo thực hiện công việc hay không.
Nằm trong nhóm ngành lao động phổ thông, dĩ nhiên hồ sơ xin việc shipper sẽ có phần đơn giản hơn các vị trí yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ, và không có tính cạnh tranh quá cao, tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ, đúng quy trình và nộp đúng khung thời gian yêu cầu của đơn vị để nhanh chóng nhận được phúc đáp tích cực từ nhà tuyển dụng. Do vậy, nếu bạn đang có ý định trở thành shipper hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới bài viết, xem cần chuẩn bị hồ sơ xin việc shipper như thế nào? Gồm có những tài liệu gì và lưu ý gì trong quá trình viết các bạn nhé.
Chắc chắn rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hình dung về vai trò quan trọng của hồ sơ xin việc shipper rồi đúng không, tuy nhiên, song song với vai trò của nó, thì bạn cũng cần nắm được được những tài liệu mình cần chuẩn bị trong bộ hộ hồ sơ xin việc shipper. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam, mỗi đơn vị sẽ có một yêu cầu về hồ sơ khác nhau.
Tuy nhiên, dù đơn vị nào đứng ra tuyển dụng đi chăng nữa, thì một số tài liệu không thể thiếu bạn cần phải chuẩn bị bao gồm hồ sơ ứng tuyển và hồ sơ nhận việc. Thường thì với hồ sơ khảo để bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp, giấy tờ đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một số tài liệu được đề cập ngay sau đây: Sơ yếu lý lịch, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khám sức khỏe, giấy xác định không có tiền án, tiền sự để nộp trực tiếp tại công ty.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Internet, ngoài cách ứng tuyển này, bạn có thể nộp đơn trực tuyến một cách dễ dàng bằng việc vào website chính thức của các đơn vị tuyển dụng shipper tiến hành khai form sau đó tải lên đó CV của bạn. Sau khi bạn nhấn nút “ứng tuyển”. Nếu như bản khai form hợp lệ cộng với những thông tin bạn trình bày trong CV của bạn phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, thì công ty sẽ liên hệ đến bạn để tham gia phỏng vấn. Nếu đỗ phỏng vấn thì bạn mới tiến hành bổ sung thêm hồ sơ và nộp thêm một số giấy tờ hay làm theo yêu cầu của họ trước khi đi vào nhận việc. Như vậy, quá trình ứng tuyển trực tiếp có phần “cồng kềnh” hơn một chút. Do đó, nếu nhà ở quá xa hay khó có thể sắp xếp được thời gian đi nộp hồ sơ trực tiếp, bạn có thể làm theo cách thứ hai để nhanh chóng nhận được lời phúc đáp từ phía nhà tuyển dụng nhé.
Sau khi đậu phỏng vấn thành công, bạn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ shipper của mình. Chúng ta sẽ làm một danh sách tài liệu mà bạn cần chuẩn bị từ đầu đến cuối, bạn có thể tham khảo ngay sau đây để chuẩn bị cho đầy đủ nhé.
- CV xin việc (có thể gửi online)
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy khám sức khỏe
- Giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự
- Căn cước công dân
- Sổ hộ khẩu
- Giấy bảo lãnh dân sự
- Tiền ký quỹ nhé.
Hãy ghi chú vào để chuẩn bị cho đầy đủ nhé.
Bên cạnh những tài liệu được list ra trên đây, còn một số giấy tờ nữa bạn cần phải lưu ý để chuẩn bị, tránh trường hợp phải mất thời gian công sức, đi chuẩn bị nhiều lần.
Đầu tiên, liên quan đến giấy khai sinh, bạn không cần phải mang bản gốc mà cần chuẩn bị thêm hai bản giấy khai sinh bản sao đã được công chứng.
Với căn cước hoặc chứng minh nhân dân, bạn cần chuẩn bị 2 bản chứng thực của nó và bỏ vào hồ sơ mà không cần mang bản gốc.
Bên cạnh đó, nếu có các chứng chỉ, bằng cấp ba, đại học, bạn cũng có thể photo công chứng và bỏ vào hồ sơ này nha.
Bạn cũng sẽ phải chuẩn bị thêm hai ảnh chân dung để phục vụ làm thẻ và dán vào các giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp sau này của mình nhé.
Cuối cùng đừng quên, khi được thông báo đậu phỏng vấn thì mang theo thêm sổ hộ khẩu bản gốc để đối chiếu với số tiền đăng ký quỹ nộp cho đơn vị tuyển dụng shipper nhé.
Với mỗi đơn vị giao hàng khác nhau, vị trí shipper sẽ phải chuẩn bị số tiền ký quỹ khác nhau. Ví dụ: khi đăng ký làm shipper toàn thời gian cho Giao hàng tiết kiệm bạn sẽ phải nộp 5 triệu đồng chẳng hạn.
Với những thông tin được cung cấp trên đây, bạn đã nắm rõ được các tài liệu cần chuẩn bị hồ sơ cho vị trí shipper rồi đúng không. Vậy quy trình để đăng ký hồ sơ này gồm những bước nào? Chúng ta hãy tham khảo một số thông tin dưới đây nhé.
Quy trình chung để đăng ký ứng tuyển vị trí tại một số đơn vị tuyển dụng shipper như sau:
Bước 1: Khai form và đăng ký ứng tuyển trên website của đơn vị tuyển dụng
Bước 2: Chờ bên công ty liên hệ đến hoặc gửi email thông báo về kết quả sơ tuyển và thời gian phỏng vấn trực tiếp.
Bước 3:Mang theo hồ sơ đến đúng giờ theo lịch hẹn phỏng vấn
Bước 4: Chờ đợi kết quả phỏng vấn trả về từ đơn vị tuyển dụng sau tối đa 6-7 ngày và bắt đầu đi nhận việc nhé.
Để có thể đi làm sau khi đậu thì các bạn cần bổ sung đầy đủ hồ sơ nhận việc sau đó tham gia buổi training về nghiệp vụ shipper của công ty nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin căn bản giới thiệu cho bạn về cách chuẩn bị hồ sơ xin việc shipper đầy đủ nhất. Hy vọng rằng những thông tin trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cho mình. Hãy chuẩn bị thật đầy đủ hồ sơ này để ứng tuyển thành công nhé.