Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
Hồ sơ xin việc là thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình ứng viên đi xin việc. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe hơn với ứng viên khiến ứng viên không biết làm sao để “thỏa mãn” được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đồng thời, nhiều người thắc mắc rằng hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không và khi nào nên cho bảng điểm vào trong hồ sơ? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để làm sáng tỏ vấn đề này nhé!
Trên con đường tìm việc của ứng viên, với những người mới “chân ướt chân ráo” bước chân vào quá trình tìm việc thì thường đặt ra câu hỏi hồ sơ xin việc có cần bảng điểm hay không và bảng điểm nên cho vào lúc nào là hợp lý? Nên đưa bảng điểm Đại học hay gồm bảng điểm cấp 3 vào hồ sơ xin việc?
Bảng điểm bao gồm cả điểm trung bình, là một giấy tờ tưởng như không có giá trị sau khi ra trường. Tuy nhiên, đối với một số vị trí công việc, đặc biệt là với các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, việc cho bảng điểm vào hồ sơ xin việc cũng có thể khiến bạn giành “chiến thắng” trong quá trình phân loại hồ sơ.
Nhiều người cho rằng, nhà tuyển dụng yêu cầu giấy tờ nào thì chỉ cần chuẩn bị giấy tờ đó và cần gì cất công chuẩn bị những giấy tờ không được yêu cầu. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa từng có giới hạn cho bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ.
Ví dụ, bạn ứng tuyển vào vị trí nào đó và nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu bạn chuẩn bị CV xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe và đơn xin việc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chuẩn bị “đúng” những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra và không có bất kỳ kinh nghiệm, kỹ năng nào đặc biệt thì có thể bạn sẽ mất đi cơ hội làm việc tại đây. Chính vì thế, việc chuẩn bị thêm các giấy tờ như bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ sẽ khiến hồ sơ xin việc của bạn trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Tất nhiên, khi đã nổi bật, bạn sẽ chẳng gặp trở ngại và có thể đường đường chính chính bước vào vòng phỏng vấn.
Trở lại với câu hỏi “Hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không?”, đáp án là “Có” hoặc cũng có thể là “Không”. Vì sao ư? Thực tế, không phải vị trí, công việc nào cũng đòi hỏi ứng viên phải học thật giỏi hay có bảng điểm thật đẹp mắt, nhà tuyển dụng thường chú trọng tới kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng làm việc của ứng viên đó hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn có một bảng điểm “cao chót vót” hay thật ấn tượng, bạn nên đưa bảng điểm vào trong hồ sơ xin việc của mình kèm các giấy tờ mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Vậy khi nào thì bạn nên đưa bảng điểm vào hồ sơ xin việc?
Việc đưa bảng điểm vào hồ sơ xin việc cũng cần phải có “nghệ thuật” và bạn – ứng viên đang tìm kiếm việc làm cần phải biết được khi nào nên đưa bảng điểm vào hồ sơ xin việc.
Tất nhiên, đây là lý do chắc chắn bạn phải đưa bảng điểm vào hồ sơ xin việc của mình. Khi nhà tuyển dụng yêu cầu có bảng điểm, nếu bạn không đưa chúng vào trong hồ sơ ứng tuyển, điều này có thể khiến hồ sơ của bạn không hợp lệ và bị loại ngay từ “vòng gửi xe”. Nếu thế thì thật đáng tiếc đúng không?
Do vậy, để không mất đi bất kỳ cơ hội nào, khi nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có trình độ học vấn, việc đưa bảng điểm vào hồ sơ là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý và cần thiết.
Khi mới ra trường hoặc bạn còn là sinh viên và chưa có kinh nghiệm làm việc thì việc đưa bảng điểm vào hồ sơ xin việc là điều nên làm. Khi bạn chưa có kinh nghiệm, bạn cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy vì sao nên chọn bạn mà không phải ứng viên khác bằng cách nêu ra thành tích học tập, bảng điểm, kỹ năng cần thiết đối với vị trí công việc.
Đây chính là một lý do khác đặc biệt quan trọng khi sử dụng bảng điểm vào hồ sơ ứng tuyển của mình. Bạn có một điểm trung bình cao chót vót hay một bảng điểm toàn loại Giỏi và đạt điểm A, A+ sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng về thành tích của bạn.
Đồng thời, họ cũng sẽ tò mò muốn gặp được người có thành tích nổi trội trong học tập, đồng nghĩa với việc bạn đã có cơ hội bước chân vào vòng phỏng vấn khi “khoe” ra điểm trung bình, bảng điểm thời Đại học của mình.
Khi bạn có điểm trung bình nằm trong khoảng 3.2 tới 4.0, và có những điểm số đạt A, A+ thì bạn đừng ngần ngại mà hãy mạnh dạn đưa những điểm số nổi trội vào hồ sơ xin việc của mình. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng, giúp bạn tiến gần hơn với vị trí công việc mơ ước.
Tất nhiên, không phải ứng viên nào cũng có điểm trung bình cao hay một bảng điểm đẹp mắt. Bởi vậy, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên đưa điểm số của mình vào hồ sơ xin việc, làm thế nào để nhà tuyển dụng không chú ý tới những điểm số không hoàn hảo của bản thân?
Nếu bạn có một điểm số không được cao và một bảng điểm “khó nhìn”, vậy thì bạn cần phải khiến nhà tuyển dụng “bỏ quên” những con số đó sau đầu bằng cách nhấn mạnh trình độ, kỹ năng và những phẩm chất của bản thân mình.
Thực tế, không phải nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm tới điểm số của ứng viên, cái họ quan tâm là bạn có thể làm được gì, cống hiến cho công việc ra sao và thái độ làm việc thế nào, chứ không phải là những con số chỉ nằm trên giấy.
Do đó, trong hồ sơ xin việc, bạn nên nhấn mạnh tới những phẩm chất, điểm mạnh, kỹ năng của bản thân mình nhé! Có như vậy, ứng viên mới có thể tìm kiếm chìa khóa bước vào cánh cửa thành công.
Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn có bảng điểm hoặc trong buổi phỏng vấn, bạn “bị” hỏi về điểm số trung bình. Lúc này, bạn nên làm gì? Bạn không nên “qua mặt” nhà tuyển dụng bằng một bảng điểm giả hay nói dối về số điểm trung bình của mình. Bạn nên thành thật và không cần ngần ngại che dấu điểm số của mình.
Tuy nhiên, để bạn không bị “trượt” phỏng vấn, bạn cần phải chứng minh khả năng của bản thân, khiến nhà tuyển dụng lựa chọn bạn mà không cần phải có điểm số cao vời vợi.
Bên cạnh đó, bạn có thể bắt đầu làm việc với các vị trí nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ nếu có điểm số không quá cao. Đi lên từ con số 0 nhưng chỉ cần bạn cố gắng, bạn hoàn toàn có thể thành công!
Như vậy, chắc hẳn bạn đã biết được “Hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không?” sau khi đọc bài viết này. Hiện nay, nhà tuyển dụng không mấy quan tâm tới bảng điểm mà chỉ quan tâm tới khả năng của ứng viên, do đó nếu bảng điểm không quá cao, bạn cũng đừng quá lo lắng mà hãy biểu hiện thật tốt, chứng minh bạn hoàn toàn xứng đáng với công việc này. Trường hợp bạn có một bảng điểm hoàn hảo và đẹp mắt thì nên đưa vào trong hồ sơ xin việc của mình nhé!