Hồ sơ xin việc Giao Hàng Tiết Kiệm được chuẩn bị thế nào để chinh phục thành công nhà tuyển dụng? Hãy đọc bài viết dưới đây để có được bí quyết hay nhất.
Làm thế nào để làm nổi bật điểm mạnh của mình và trình bày khéo những điểm yếu của mình trong CV để có đủ sức thu hút nhà tuyển dụng muốn khám phá thêm về bạn trong vòng phỏng vấn có lẽ là một bài toán khó cho tất cả những ai lần đầu tạo CV và làm hồ sơ xin việc. Thấu hiểu được điều này, chúng tôi mang đến cho bạn bài viết ngay sau đây để hướng dẫn bạn cách thể hiện điểm mạnh điểm yếu trong CV để tỏa sáng. Hãy theo dõi thật kỹ để tìm cho mình câu trả lời chuẩn xác nhất nhé.
Con người không ai hoàn hảo, nói đúng ra, phàm là con người ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Điều quan trọng là chúng ta biết cách thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của bản thân đúng lúc, đúng chỗ và làm những người chọn chúng ta trở nên khâm phục, khẩu phục.
CV từ lâu đã được biết đến là thứ vũ khí lợi hại mà ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng để thuyết phục họ rằng, chính bản chứ không ai khác phù hợp với vị trí công việc. Muốn làm được điều đó, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế chưa đủ, quan trọng hơn là bạn phải biết “hô biến” tất cả những phẩm chất, năng lực bản thân bạn có để giúp bạn trở nên lợi thế hơn trong khúc dạo đầu này. Để giúp nhà tuyển dụng có một cái nhìn tổng quan về bản thân, bạn phải thể hiện vào đó cả những thế mạnh và điểm yếu của mình.
Điểm mạnh điểm yếu trong CV là gì?
Điểm mạnh hay Strength trong CV tiếng Anh chính là những lợi thế, ưu điểm của bản thân, những kỹ năng, tố chất, kinh nghiệm và trình độ học vấn, thành tích... giúp bạn thân dễ dàng xử lý các vấn đề của công việc mà doanh nghiệp đang tuyển dụng và giúp bạn hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất. Trong CV điểm mạnh chính là yếu tố mà nhà tuyển dành sự quan tâm một cách đặc biệt, vì những phẩm chất năng lực này giúp nhà tuyển dụng nhìn thấu được độ phù hợp với của ứng viên với vị trí công việc lẫn môi trường làm việc của doanh nghiệp. Trong CV xin việc, những thế mạnh của ứng viên thường được thể hiện trong một số trường nội dung tiêu biểu như mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, học vấn, kinh nghiệm, giải thưởng và các hoạt động tham gia.
Với những ứng viên có khả năng bộc lộc được thế mạnh của mình trong những mục này thường được nhà tuyển dụng ưu ái và xếp vào tốp đầu những ứng viên có cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn.
Danh sách những điểm mạnh thường được thể hiện trong CV?
Trong một bản CV chuẩn đúng chuẩn gợi ý bởi các chuyên gia tuyển dụng, những điểm mạnh thường thấy giúp ứng viên có thể ghi được điểm trong mắt các nhà tuyển dụng gồm có:
- Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, thuyết phục, phù hợp
- Trình độ học vấn tốt, chuyên môn cao
- Thành thạo ngữ
- Từng giành được nhiều thành tích tốt trong học tập và công việc
- Có kinh nghiệm làm việc tốt
- Có trách nhiệm và niềm đam mê với công việc
- Có tính kỷ luật cao
- Khả năng làm việc nhóm tốt
- Khả năng giải quyết vấn đề tốt
- Sự sáng tạo, nhiệt tình cầu tiến trong công việc.
Tất cả những thế mạnh đều được hầu hết các nhà tuyển dụng chào đón và giúp bạn gặt hái được những thành tựu nhất định trong công việc.Tuy nhiên, đây chỉ là những thế mạnh chung, vì còn phải căn cứ vào những đặc điểm, yêu cầu của công việc để đưa ra những phẩm chất, năng lực hợp lý trong CV của bạn.
Đối lập với điểm mạnh là những điểm yếu. Đây chính là những đặc điểm hay những thiếu sót của bản thân khiến bạn không cảm thấy tự tin hoặc phải cố gắng, cải thiện nhiều hơn để phù hợp hơn vị trí công việc đang được tuyển dụng. Dĩ nhiên, cũng như điểm mạnh, kim chỉ nam để giúp nhà tuyển dụng nhận ra những mô tả này chính là công việc. Rất có thể, những phẩm chất, đặc điểm bạn sở hữu là điểm mạnh của một công việc khác vì độ phù hợp, những một vị trí công việc không thể áp dụng, điểm mạnh đó ngay lập tức trở thành điểm yếu. Dù bộc lộ ở khía cạnh nào, thì thông qua một số mô tả tiêu biểu như: Bạn là người thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không có nhiều kinh nghiệm, không tham gia những hoạt động hay dự án tham gia hay những đặc điểm dễ làm cho CV của bạn bị cạnh tranh với những ứng viên khác như “ngoại hình CV” không nổi bật đến những lỗi chính tả.
Điểm yếu trong CV gồm những gì? Những điểm yếu dễ nhận ra trong CV của bạn
Trong CV, phần lớn tất cả các ứng viên có xu hướng che đậy những điểm yếu và không được thể hiện trực diện qua những trình bày rõ nét như những điểm mạnh. Thế nhưng, bằng nghiệp vụ tuyển dụng nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được những điểm yếu thực sự của ứng viên và cân nhắc để đưa ra những quyết định. Một số biểu hiện của điểm yếu này thường là:
- Ứng viên mới ra trường, không có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm trái ngành
- Trình độ học vấn không tốt
- Tính cách cầu toàn quá mức
- Chú ý đến tiểu tiết (...)
Phần lớn chúng ta đều quan niệm rằng “xấu che lại, tốt khoe ra” và mặc định rằng, chỉ những điều tốt đẹp mới nên trình bày trong CV - khúc dạo đầu gửi đến nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều hiểu rằng, không ai hoàn hảo để chỉ sở hữu toàn bộ những ưu điểm. Về khía cạnh tuyển dụng, không phải ngẫu nhiên những đơn xin ứng tuyển có sẵn đều trình bày rõ nội dung ứng viên cần điền vào là điểm mạnh và điểm yếu. Thông qua điểm mạnh, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy những tố chất của ứng viên làm cơ sở để đối chiếu và cân nhắc với những ứng viên khác. Còn điểm yếu nếu biết cách trình bày thông minh sẽ có tác dụng lật ngược thế cuộc để nhà tuyển dụng thấy được sự trung thực của bạn cũng như khả năng hiểu bản thân của ứng viên như thế nào. Đưa thêm những điểm yếu nào vào CV còn giúp nhà tuyển dụng có thêm một niềm tin rằng, bạn có khả năng cải thiện tình hình và khắc phục những điểm yếu này dù không có một lời hứa hẹn nào nói trực tiếp.
Vì sao phải trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV?
Với những gợi ý đầy đủ về những điểm mạnh có lẽ, bạn đã hình dung trong đầu về cách triển khai nội dung này như thế nào. Dẫu biết là những thành tố có thể gây ấn tượng đặc biệt với nhà tuyển dụng, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc đưa toàn bộ danh sách những thế mạnh bên nguyên vào CV mà hãy sắp xếp và thể hiện chúng một cách hợp lý. Tính logic của những dữ kiện trong CV sẽ làm cho điểm mạnh của bạn trở nên nổi bật hơn. Sẽ không có một trường thông tin nào trong CV mang tên thế mạnh để bạn trình bày vào đó mà phải đan cài linh trong tất các các trường nội dung khác nhau. Có 3 khía cạnh điểm mạnh mà bạn cần làm nổi bật nội dung trong CV xin việc bao gồm:
- Kỹ năng, phẩm chất làm việc: Hãy đọc thật kỹ bản mô tả công việc và những yêu cầu của nhà tuyển dụng để sàng lọc cho mình và đưa vào CV những kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất đối với công việc nhé.
- Đừng bỏ qua các kỹ năng mềm: Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm như khả năng xử lý vấn đề tốt, giao tiếp tốt, biết lắng nghe... cũng là nội dung mà bạn không nên bỏ quả.
- Tài lẻ, sở trường của bạn cũng được đánh giá là một trong những điểm ưu việt khi đề cập đến thế mạnh. Bạn có khả năng vẽ tốt và yêu thích việc công việc chỉnh sửa ảnh bằng photoshop, bạn có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt và có khả năng viết lách, bạn có năng lực diễn thuyết và thuyết phục số đông...Chiếu vào từng công việc cụ thể, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được sự vượt trội của bạn.
Bí quyết viết điểm mạnh điểm yếu trong CV đốn tim nhà tuyển dụng
Không giống như điểm mạnh có liệt kê và sắp xếp vào các trường nội dung tương ứng, đối với điểm yếu trong CV, tất nhiên, chúng ta cần có cách thể hiện thông minh tránh mất lòng nhà tuyển dụng. Đầu tiên là chú ý đến số lượng những điểm yếu.
Trong một bản CV, xác định trình bày điểm yếu, bạn chỉ nên lựa chọn tối đa là 3 điểm như thiếu tự tin, kinh nghiệm còn non nớt hay kỹ năng ngoại ngữ chưa được tốt chẳng hạn. Trong quá trình trình bày, hãy sử dụng ngôn ngữ trung tính, tránh sa đà vào kể lể, phân tích những điểm yếu để tránh biến điểm yếu là thành trung tâm của CV. Bí quyết tiếp theo là hãy lựa chọn những điểm yếu nào đó mà bản thân bạn có thể khả năng cải thiện được và quá trình làm việc của bạn sẽ chứng minh được điều này.
Như đã nhấn mạnh, khi lựa chọn những ưu điểm, công việc sẽ luôn là kim chỉ nam để giúp bạn lựa chọn những ưu điểm đưa vào CV. Có thể bạn là người có nhiều điểm mạnh, những điểm mạnh này chỉ có giá trị khi nó có tác dụng chứng minh rằng, nó giúp bạn hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
Một số lưu ý khi trình bày ưu nhược của bản thân trong CV
Mặt trái của những điểm yếu là giúp nhà tuyển dụng nhìn được tổng quan con người bạn cũng như sự trung thực và sự thấu hiểu bản thân. Tuy nhiên, chỉ tiết chế trong việc liệt kê quá nhiều những điểm yếu có thể tác động trực tiếp đến chất lượng công việc của bạn. Tốt hơn hãy chỉ đề cập đến những điểm yếu có thể cải thiện được và không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc.
Một lưu ý quan trọng khác khi trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV là luôn trung thực với những dữ kiện mà mình dẫn dắt, tránh việc làm lố quá những điểm mạnh, gây ra sự phản cảm cho nhà tuyển dụng.
Trên đây chính là những chia sẻ về những điểm mạnh điểm yếu trong CV. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.