Hồ sơ xin việc shipper gồm những gì? Cần phải chuẩn bị ra sao và lưu ý những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây các bạn nhé.
Khi khám phá Việt Nam du khách sẽ được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, bên cạnh đó cũng có những kiến trúc cổ đẹp để du lịch.
Có thể nói, những công trình kiến trúc được xây dựng từ thời xưa không chỉ mang trong mình những nét đẹp văn hóa, giá trị tinh thần của dân tộc mà còn là nơi hấp dẫn, thu hút du khách ghé thăm. Sau đây, chúng mình sẽ cùng đi tìm hiểu về lịch sử cũng như những nét đẹp của những công trình kiến trúc lịch sử ở Việt Nam nhé.
Từ lâu, ngôi chùa này đã được xem là một biểu tượng cổ kính, lâu đời ở Hà Nội vì vẻ đẹp lạ mà rất đỗi tĩnh lặng, bình yên của nó.
Chùa được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông, được thiết kế có hình dáng giống như một bông sen bung nở trên mặt nước hồ Linh Chiểu lăn tăn gợn sóng. Hoa sen vốn được xem là quốc hoa của Việt Nam lại tượng trưng cho sự thanh khiết, chẳng thế mà ngôi chùa còn được gọi bằng một cái tên Liên Hoa đài.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu biến cố lịch sử, và một vài lần trùng tu sửa chữa, thế nhưng, Chùa Một Cột vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ đại rất riêng biệt, lạ mắt.
Có thể nói, quần thể di tích cố đô Huế là một nét đáng tự hào của người dân xứ Huế mộng mơ.
Nằm ngay bên cạnh dòng sông Hương trôi lững lờ, cố đô Huế hiện lên với một khung cảnh tráng lệ, nguy nga, cổ kính cùng những công trình kiến trúc cổ xưa.
Cố đô Huế được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn có diện tích hơn 500 ha chia làm 3 phần gồm có Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành.
Với Kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã cho xây dựng rất nhiều các lăng tẩm, cung điện lớn nhỏ như Quốc tử giám, kỳ Đài Trường, điện Long An…
Nói về Hoàng thành có lẽ gây ấn tượng nhất đó là Cổng Ngọ Môn. Cổng được dựng lên từ hàng trăm triệu mét khối đất đá với hàng vạn ngàn người thi công. Ngoài ra, còn có Điện Thái Hòa với cầu cầu bắc qua dòng sông Hương tạo cảm giác rất thân quen, gần gũi.
Còn với Tử Cấm Thành, khi bước vào bạn có thể cảm nhận được những nét sinh hoạt của vua chúa thời xưa vì đây là nơi ăn ở của vua chúa và hoàng gia.
Nhà thờ Đức Bà tọa lạc tại phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Được khởi công và xây dựng vào năm 1877 dưới thời Pháp thuộc, nhà thờ được dựng lên từ những nguyên vật liệu được mang sang từ Pháp.
Chiếc đồng hồ lớn được đặt chính giữa mái vòm là một thiết kế độc đáo từ Thụy Điển.
Điểm nhấn đặc biệt của nhà thờ đó là hai tháp chuông lớn, vươn cao như chọc trời. Nhìn từ tháp chuông ra sẽ thấy quảng trường lớn mang tên Công xã Pari cùng 4 con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá và ở chính giữa là tượng Đức Mẹ hòa bình.
Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương và cũng là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền.
Hiện nay, thành Cổ Loa tọa lạc tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nằm tại phần đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng, thành Cổ Loa được đánh giá là tòa thành cổ xưa nhất, kiến trúc được coi là độc đáo, thú vị nhất trong lịch sử dựng thành lũy của người xưa.
Hai bức tường lớn phía bên ngoài thành hiện lên với những đường nét uốn lượn theo địa hình do người xưa biết tận dụng địa hình tự nhiên trên các gò đất, đồi bãi. Đất, đá và gốm vỡ là những chất liệu chính để xây dựng nên thành.
Theo tương truyền, thành Cổ Loa gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến nay chỉ còn 3 vòng xoáy. Nơi đây hội tụ đủ các loại hình kiến trúc cổ xưa như đình, đền, miếu, am…
Trong thành có Giếng Ngọc, là nơi Trọng Thủy đã gieo mình tự vẫn vì cảm thấy có lỗi với Mị Châu.
Nhắc về Hội An, người ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh của một ngôi chùa nằm trên cây cầu cổ kính được bắc ngang qua sông Hoài.
Nằm ở khu đô thị phố cổ Hội An, cây cầu này là một kiệt tác được nước Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17.
Điểm đặc biệt của công trình kiến trúc này có lẽ nằm ở kết cấu của cây cầu. Chùa cầu đúng ra là một cây cầu ngói- được lợp ngói âm dương ở trên.
Chùa được làm từ nguyên liệu gỗ và sơn son cùng với những nét chạm trổ hoa văn đặc sắc, họa tiết tinh xảo. Hai bên đầu cầu có gắn tượng đầu thú đứng chầu được làm từ gỗ.
Trong chùa, chỉ thờ Bắc Đế Trấn Võ với ý nghĩa mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người,
Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam của quận Ba Đình, Hà Nội.
Được xây dựng dưới thời vua Gia Long , cột cờ bao gồm 3 tầng đế, thân cột cùng tháp canh trên đỉnh. Cột cờ được dựng lên từ các loại gạch , đá trải qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Thân cột được thu nhỏ dần khi hướng lên trên và cửa vào hướng Bắc, trên cửa ghi chữ “ Kỳ Đài” bằng chữ nổi và được viết bằng chữ Hán. Trên thân gồm 39 cửa sổ nhỏ hình hoa thị, 6 cửa hình dẻ quạt.
Trên đỉnh cột có treo lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió như muốn khẳng định chủ quyền và độc lập tự do của nước Việt Nam.
Có lẽ cây cầu này đã quá quen thuộc, thân thương với con người thủ đô Hà Nội.
Cầu Long Biên còn được gọi là cây cầu nối liền qua hai thế kỷ, nó được xem như là một chứng nhân của lịch sử, chứng kiến quá trình đấu tranh gian khó của toàn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Cầu dài gần 2.300 mét, với thiết kế độc đáo chính giữa là đường sắt cho xe lửa chạy qua còn hai bên là dành cho người đi bộ và một vài phương tiện đi lại.
Cây cầu này thu hút được sự quan tâm của khá nhiều du khách không chỉ mang trong mình một kiến trúc cổ xưa độc đáo, đậm chất thời chiến tranh mà còn gắn với những câu chuyện lịch sử xưa cũ.
Tháp Chàm là một địa điểm du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Công trình kiến trúc điêu khắc Chăm Pa này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 13, tọa lạc ở Đồi Trầu ( Ninh Thuận).
Tháp Chàm là một quần thể khá độc đáo gồm 3 tháp, với tháp chính để thờ vua Pô Klông Garai. Tháp có nhiều tầng, thu nhỏ dần khi hướng lên trên và trên đỉnh tháp có một mỏm đá nhọn, biểu tượng cho một Linga.
Các góc trên tháp có gắn tượng thú bằng đá rất độc đáo cùng với các hình ngọn lửa được nặn từ đất nung.
Thành Hoa Lư là kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt và là nơi đóng đô của ba triều đại : nhà Đinh, Tiền lê và Lý.
Thành được tọa lạc ở Ninh Bình, nơi đây gìn giữ nhiều di tích cổ xưa với các dấu tích lịch sử còn được ghi dấu lại gồm các công trình kiến trúc như hang động, đền, chùa, lăng tẩm, lăng mộ…mang nhiều nét văn hóa xưa.
Khu di tích này được chia làm 3 phần gồm có vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và một vài di tích liên quan xung quanh.
Vùng bảo vệ đặc biệt là nơi thờ cúng các vị vua như vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành …lăng của vua Đinh, vua Lê..
Vùng đệm là cảnh quan thiên nhiên bên sông Sào Khê và di tích Tràng An.
Một số di tích liên quan như là chùa Bái Đính, động Hoa Lư…
Lời kết
Trên đây là một số công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng từ lịch sử xa xưa. Những công trình này đều mang những nét văn hóa riêng của đất nước Việt Nam ta. Vì vậy, nếu có dịp hãy ghé thăm một vài công trình kiến trúc trên, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn có thêm những hiểu biết về những công trình kiến trúc cổ đại của nước ta.