Bạn đang muốn tìm hiểu trợ lý dự án là gì và công việc cụ thể của ngành nghề này ra sao? Cùng nắm rõ trong nội dung được chúng tôi đề cập bên dưới.
Chủ thầu luôn được đánh giá là nhân vật quan trọng và thiết yếu đối với mỗi một công trình xây dựng, dù lớn hay nhỏ đều cần có chủ thầu. Tuy nhiên không phải ai cũng định nghĩa chính xác được chủ thầu là gì và những công việc mà học đảm nhận sẽ như thế nào? Vieclamxaydung24h.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết thông tin về nhân vật này trong ngày hôm nay nhé.
Ngày nay trong lĩnh vực xây dựng, người ta thường hay nhắc đến thuật ngữ “chủ thầu” như một đối tượng cần thiết đối với mỗi dự án, công trình xây dựng nói riêng và trong toàn bộ lĩnh vực xây dựng nói chung. Chủ thầu hay còn được gọi với một cái tên quen thuộc khác là nhà thầu. Vậy thực chất đối tượng này là ai?
Chủ thầu hay nhà thầu xây dựng hiểu một cách đơn giản nhất chính là các tổ chức, đơn vị nắm trong tay đầy đủ năng lực, kiến thức quan trọng để có thể thực hiện xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Chủ thầu sẽ thực hiện ký kết hợp đồng đối với các nhà chủ đầu tư để thầu toàn bộ các công việc, dự án xây dựng liên quan đến công trình và sẽ cần sự đảm bảo hoàn thành theo đúng thời hạn.
Chủ thầu cũng sẽ là người chịu mọi trách nhiệm đối với công trình về chất lượng, độ an toàn, tiến độ công việc và giá trị của công trình.
- Trong xây dựng, chủ thầu là đơn vị kết nối giữa công tác thực hiện công trình xây dựng đối với người chủ đầu tư nhằm biết chính xác về tình hình thi công của công trình.
- Là người có đầy đủ năng lực làm việc, sự hiểu biết và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng để thi công công trình.
- Có sự ký kết rõ ràng với nhà đầu tư và thực hiện theo đúng trách nhiệm được giao.
- Chủ thầu là các đơn vị, tổ chức sở hữu những loại văn bản pháp lý, các loại giấy tờ của một người chủ thầu chuyên nghiệp:
+ Giấy phép kinh doanh và các chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng đầy đủ và hợp pháp.
+ Đội ngũ nhân công hiểu biết về vị trí và trách nhiệm công việc, đạt tiêu chuẩn.
+ Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, kỹ sư, các giám sát viên và người đứng đầu chỉ huy công trình có kiến thức, kỹ năng trong nghề cao.
Việc trở thành chủ thầu xây dựng cũng đòi hỏi rất nhiều yêu cầu cũng như tố chất cần thiết để đáp ứng được những mong đợi của nhà đầu tư đối với một người chủ thầu chuyên nghiệp, có trách nhiệm đối với công trình xây dựng.
- Thực hiện việc đăng ký trên hệ thống mạng thầu quốc gia
- Luôn bảo đảm tính cạnh tranh công bằng, nghiêm minh, sòng phẳng theo Điều 6 của Luật đấu thầu 2013 đã được quy định rõ ràng trong pháp luật.
- Có đầy đủ các chứng chỉ chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực xây dựng.
- Không dính vào những hành động bất hợp pháp hoặc không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm về dân sự, hình sự hay trong thời gian bị cầm về hoạt động tham dự thầu.
- Được có tên trong danh sách ngắn đối với các trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn phù hợp.
Đây sẽ là điều kiện để nhà đầu tư đánh giá tư cách của chủ thầu đối với nhu cầu của họ, nếu các nhà thầu xây dựng đã có đầy đủ những tư cách hợp lệ theo quy định của nhà nước thì rất dễ dàng lọt vào tầm ngắm, chiếm được sự tin tưởng của chủ đầu tư nhanh chóng hơn.
Hiện nay dựa vào những đặc điểm cũng như tính chất và quy mô, mục đích của công trình xây dựng mà người ta chia ra làm các nhóm nhà thầu khác nhau.
- Chủ thầu chính: đây chính là người sẽ chịu trách nhiệm khi tham dự vào dự án thấu, họ sẽ trực tiếp thực hiện việc ký kết hợp đồng với nhà đầu tư. Chủ thầu sẽ đứng tên dự án thầu và sẽ chịu mọi trách nhiệm chính về các hoạt động của công trình xây dựng. Chủ thầu có thể là một cá nhân hay một đơn vị tổ chức nhất định.
- Chủ thầu phụ: là người sẽ thực hiện các gói thầu theo đúng với những gì đã ký kết với chủ thầu chính trong bản hợp đồng. Có thể nói đây là nhân vật có vai trò khá quan trọng trong các dự án thầu bwoir để thực hiện được chính xác công việc và hoàn thành dự án xây dựng kịp tiến độ thì các chủ thầu chính đều sẽ phải thực hiện việc ký kết các giao khoán đối với nhà thầu phụ. Những người sẽ thực hiện các công việc chuyên ngành của dự án đồng thời sẽ chịu trách nhiệm việc cung cấp đầy đủ các thông tin về các hoạt động chuyên ngành đối với dự án.
Chủ thầu phụ là bên thứ ba do và sẽ chỉ thực hiện việc trao đổi, ký kết các hợp đồng hay bàn bạc, trao đổi về thi công, các vấn đề trong dự án đối với chủ thầu chính và chủ đầu tư không liên quan tại đây.
- Chủ thầu phụ đặc biệt: đây là người sẽ thực hiện những nhiệm vụ, công việc quan trọng đã được nhà thầu chính đề xuất riêng trong dự án xây dựng.
- Chủ thầu trong nước: là các đơn vị, tổ chức có quốc tịch Việt Nam và được thành lập theo pháp luật của Việt Nam.
- Chủ thầu nước ngoài: đây đều là những đơn vị, tổ chức được thành lập theo quốc gia của chính người thầu dự án, họ sẽ là người mang quốc tịch nước ngoài nhưng có tham gia các dự án thầu tại Việt Nam.
- Chủ thầu độc lập: thường sẽ là một cá nhân hay một doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp các thông tin, sản xuất các dịch vụ, sản phẩm hàng hóa theo đúng những gì ký kết trong bản hợp đồng đã thỏa thuận.
Hơn nữa chủ thầu độc lập sẽ không chịu bất cứ sự kiểm soát, hay chỉ đạo nào từ phái khách hàng mà hoàn toàn độc lập.
- Chủ thầu liên danh: khi doanh nghiệp, tổ chức độc lập không thể tham gia vào việc các dự án thầu thì sẽ thực hiện việc tham gia cùng với các nhà thầu khác tham gia vào việc đấu thầu trong một dự án xây dựng.
- Chủ thầu tư vấn: thực hiện việc cung cấp các thông tin liên quan đến dự án, đưa ra những đề xuất, ý kiến về các hoạt động diễn ra trong quá trình thi công công trình.
- Chủ thầu thi công: kiểm soát giám sát toàn bộ hoạt động, công việc thi công dự án. Chỉ đạo, điều phối dự án theo đúng thời gian quy định.
- Chủ thầu đánh giá, thẩm định: chất lượng thi công luôn là điều được quan tâm hàng đầu. Do đó mà các chủ thầu đánh giá kiểm tra phải thực hiện sát sao việc này, luôn có bảng thống kê danh mục kiểm tra, ghi lại những bất cập và khó khăn đề luôn đảm bảo về giá trị và sự an toàn của dự án.
- Các chủ thầu khác: phụ thuộc vào những tính chất hay những điều phát sinh sẽ xây dựng nên những chủ thầu phù hợp.
Sau khi đã phân loại được các chủ thầu riêng biệt, mỗi nhóm cần nhận thức rõ được trách nhiệm của mình đối với vị trí của mình. Nhìn chung các chủ thầu sẽ phải chịu các trách nhiệm như sau:
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng công trình, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm đối với các hạng mục trong dự án, luôn đảm bảo chất lượng về chỉ tiêu hạng mục theo đúng với quy định đã được đề ra.
- Thực hiện bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng, thiết kế các thiết bị công nghệ, máy móc thông qua việc lắp đặt để thi công phù hợp.
- Đảm bảo về nguồn nhân lực, sắp xếp số lượng nhân công phù hợp với chỉ tiêu.
- Kiểm tra, tư vấn, giám sát, thử nghiệm toàn bộ các vật tư, cấu kiện, hệ thống thiết bị cần cho việc thực hiện các hoạt động của dự án.
- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong bản hợp đồng, không vi phạm hay có những sai sót xảy ra. Nếu có cần kịp thời sửa chữa để đảm bảo về chất lượng cũng như đúng thời gian quy định.
- Thực hiện việc ghi chép, lập báo cáo và nhật ký thi công công trình xây dựng cũng như hoạt động tư vấn, giám sát hay nghiệm thu.
- Luôn đối chiếu chất lượng, sự an toàn lao động đối với dự án xây dựng, đảm bảo luôn đạt tình trạng ổn định.
- Phát hiện và khắc phục các sự cố kịp thời, thực hiện việc lập báo cáo tổng hợp nhằm phối hợp để tìm ra và giám định các nguyên nhân gây nên sự cố.
- Thu dọn máy móc, thiết bị công nghệ xây dựng, hoàn trả mặt bằng, bàn giao lại kết quả dự án sau khi đã giám định, nghiệm thu có kết quả đúng theo mong đợi của chủ đầu tư.
Sau khi đã đọc hết nội dung bài viết chủ thầu là gì mong rằng bạn đã có cho bản thân những thông tin cần biết về chủ thầu là gì trong lĩnh vực xây dựng đồng thời nắm được những trách nhiệm trong công việc của họ là như thế nào. Bạn có đam mê nghề xây dựng và mong muốn trở thành một chủ thầu xây dựng hay không? Hãy tiếp tục cập nhật những thông tin tại vieclamxaydung24h.com để biết thêm nhiều điều hơn nhé.