việc làm xây dựng 24h

Bạn thấy thỏa mãn nhất và ít thỏa mãn nhất trong công việc trước đây

By   admin    26/02/2021

Bạn cảm thấy thỏa mãn nhất và ít thỏa mãn nhất trong công việc trước đây? Sau đây sẽ là hướng dẫn để bạn có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn một các xuất sắc.

Đối với một số bạn, các câu hỏi phỏng vấn xin việc thuộc chủ đề điều gì khiến bạn cảm thấy thỏa mãn nhất và ít thỏa mãn nhất trong công việc trước đây của mình có thể sẽ rất khó để trả lời. Mặc dù trung thực là điều vô cùng quan trọng, nhưng các bạn cũng cần thể hiện sự khéo léo và thông minh trong câu trả lời của mình.

Liên hệ câu trả lời với công việc mà bạn đang phỏng vấn

Liên hệ câu trả lời tới công việc bạn đang phỏng vấn

Hãy liên hệ cấu trả lời tới công việc của bạn

Một mẹo nhỏ khi phỏng vấn xin việc là các bạn hãy tìm hiểu đến thể loại công việc và công ty mà bản thân đang tham gia ứng tuyển. Ví dụ, nếu trong công việc trước, bạn rất ghét việc phải chăm sóc khách hàng thông qua điện thoại với cường độ cao mà ở công việc bạn đang phỏng vấn hiện tại, gọi điện thoại là một phần nhỏ của các nhiệm vụ, vậy thì bạn đừng nên nhắc đến nó trong câu trả lời mình như là một điều khiến bạn cảm thấy nhàm chán nhất. 

Đối với bất kỳ loại câu hỏi nào cũng vậy, đừng bao giờ đưa ra một câu trả lời chỉ toàn tiêu cực. Bạn sẽ không muốn bị hiểu nhầm là một nhân viên tiêu cực trong công việc nói chung. Chỉ cần bạn nghĩ ra một điều gì đó nho nhỏ nhưng tích cực liên quan đến một phần công việc nào đó của bản thân, hãy đề cập đến nó. Nếu bạn không thể, hãy tập trung vào việc nói về những trải nghiệm của bản thân tại công ty một cách khách quan, trung lập nhất có thể. 

Trong trường hợp ở vị trí công việc mới hay công ty mới mà bạn đang phỏng vấn có những chính sách hay cách làm việc giúp cải thiện được tình hình của vấn đề khiến bạn cảm thấy ghét hoặc không thỏa mãn ở công ty cũ, bạn có thể sử dụng tốt cơ hội này để chỉ ra những điều khiến bạn cảm thấy thu hút ở vị trí công việc mới hoặc hãy định hình lại câu hỏi và trả lời nó dưới dạng “Vì sao bạn lại muốn làm việc ở đây?”.

Khi nói về những điều khiến bạn cảm thấy thỏa mãn, đáng giá nhất, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể liên kết chúng với các trách nhiệm của công việc mà bạn đang phỏng vấn ở hiện tại. 

Tạo một danh sách

Hãy dành thời gian để tạo một danh sách những tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở ứng viên. Sau đó, đảm bảo rằng những trách nhiệm mà bạn định dùng để nói là những điều bổ ích, thỏa mãn nhất ở công việc trước cũng nằm trong danh sách đó. Hãy giải thích rõ ràng lý do tại sao chúng lại đáng giá như vậy và sử dụng tốt cơ hội này để làm nổi bật các kỹ năng cùng tài năng cụ thể, cũng như những ảnh hưởng mà bạn có thể mang lại cho cả đồng nghiệp, khách hàng hay chính công ty của bạn.

Tạo một danh sách

Tạo danh sách các yêu cầu công việc để chuẩn bị

Ví dụ, trong trường hợp dịch vụ khách hàng là một khía cạnh quan trọng của công việc, bạn có thể nói rằng “Một trong những kinh nghiệm bổ ích nhất mà tôi có được từ công ty trước là tôi học được cách xác định nguyên nhân gây ra thái độ khó chịu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm mà của chúng tôi. Tôi có thể nghe ra sự bất mãn của họ trong những tin nhắn thoại, vì vậy, tôi đã sắp xếp các cuộc gọi lại để tư vấn cho họ. Tôi đã phải liên lạc với hai nhân viên kỹ thuật, nhưng cuối cùng thì chúng tôi đã tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề. Tôi rất vui và thỏa mãn khi có thể gọi điện lại và thông báo với khách hàng rằng chúng tôi đã có những phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề cho họ.”

Hãy cẩn thận, đừng tỏ ra khoe khoang khi nói về những kinh nghiệm khiến bạn cảm thấy thỏa mãn nhất. Có thể bạn sẽ muốn đề cập đến một thành tích của bản thân như hoàn thành một hạn ngạch thường niên, đạt được một thỏa thuận, quản lý thành công một dự án lớn,... nhưng đừng tỏ ra khoe khoang hay tự mãn. 

Khi được hỏi về những điều khiến bạn cảm thấy ít thỏa mãn và ít bổ ích nhất, hãy đảm bảo rằng những điều bạn nhắc đến không liên quan gì đến công việc mà bạn đang phỏng vấn hiện tại. Bạn có thể trả lời theo cách nếu so sánh chúng với những điều bổ ích, thỏa mãn nhất thì chúng là những điều ít bổ ích, ít thỏa mãn nhất. Ví dụ, nếu bạn đang muốn chuyển việc từ vị trí hỗ trợ khách hàng sang vai trò lễ tân, bạn có thể nói rằng bản thân cảm thấy công việc giao tiếp với khách hàng thông qua qua email sẽ không thể nào thú vị bằng việc được trò chuyện với mọi người một cách trực tiếp. Do vậy, bạn rất vui vì vị trí công việc mới này cho bạn nhiều cơ hội để giao tiếp với mọi người thông qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp hơn. 

Hãy tập trung câu trả lời vào các công việc, hoàn cảnh thay vì con người

Ngay cả khi những người đồng nghiệp hay quản lý cũ đúng là phần tồi tệ nhất trong công việc trước của bạn, đừng nói thẳng ra như vậy trong lúc phỏng vấn. Bạn có thể chuyển hướng sang nói rằng tính chất của công việc hay cách làm việc mới là vấn đề chính. Ví dụ, thử tưởng tượng bạn ở trong trường hợp có các đồng nghiệp cũ đặc biệt lười biếng và trì trệ, điều đó khiến bạn bị mắc kẹt trong đống giấy tờ cũng như phải làm việc một cách quá tải. Một cách để bạn diễn đạt lại ví dụ này mà không nhắc đến con người là hãy nói rằng nhiệm vụ đòi hỏi quá nhiều công việc bàn giấy (không làm không được), điều này khiến bạn không thể tập trung 100% vào các nhiệm vụ chính của công việc. Câu trả lời này thể hiện rằng bạn đang cảm thấy thất vọng vì một nhân tố khác khiến bạn không thể hoàn thành tốt nhất phần việc của mình chứ không phải vì một vấn đề xảy ra với đồng nghiệp. 

Tập trung vào công việc

Tập trung nói về công việc và giải pháp giải quyết vấn đề

Đề cập đến các giải pháp

Trong một thế giới hoàn hảo, lý tưởng nhất thì tất cả những điều bạn cảm thấy ít bổ ích, ít thỏa mãn nhất ở công việc trước đây đều sẽ có biện pháp để cải thiện, sửa chữa được, cho dù người đó là bạn hay là người quản lý của bạn, các bạn sẽ có cách để giải quyết chúng. Ngay cả khi chúng chưa bao giờ được triển khai một cách thật sự, việc có giải pháp vẫn chứng minh rằng bạn đã cố gắng hết sức để xử lý vấn đề. Và việc đề cập đến chúng trong lúc trả lời loại câu hỏi này sẽ thể hiện rằng bạn là một người luôn hướng tới giải pháp và rất tích cực trong tất cả mọi việc. Việc giải pháp đó không được triển khai ở công ty cũ của bạn không có nghĩa là công ty sẽ không cân nhắc đến nó, đặc biệt trong trường hợp nếu có một tình huống khác tương tự xảy ra. 

Bạn không cần phải giả vờ rằng tất cả mọi thứ ở công việc cũ của mình đều rất tuyệt vời, nhưng thời điểm phỏng vấn xin việc không phải là lúc thích hợp để bạn giải tỏa mọi bức xúc, áp lực của mình. Hãy cố gắng giữ cho câu trả lời của bạn ở mức tích cực nhất có thể, cho dù đó chỉ là một điểm sáng nhỏ nhoi nào đó hoặc một giải pháp mà bạn đã tìm ra được để giải quyết vấn đề. 

Tương tự với phần câu hỏi về điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái, bổ ích nhất, bạn cũng có thể nhắc đến các giải pháp trong câu trả lời của mình. Ví dụ, bạn có thể nói rằng "Ở công ty cũ, chúng tôi đã từng có nhiều vấn đề thật sự nghiêm trọng liên quan đến việc giao tiếp nội bộ. Tôi và sếp cũ đã cùng sáng tạo ra một bản tin nội bộ để các nhân viên có thể chia sẻ những thông tin của họ trên đó. Và tại một bữa tiệc chung của công ty, một trong những thành viên ban điều hành cấp cao đã khen chúng tôi vì sự hiệu quả của bản tin nội bộ này.

5/5 (2 bình chọn)