Chủ thầu là gì và tại sao lại được mọi người gọi như vậy? Công việc và tầm quan trọng của chủ thầu đối với mỗi công trình xây dựng là như thế nào? Đọc ngay
An toàn vệ sinh lao động là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và năng suất làm việc của người lao động, tìm hiểu về an toàn vệ sinh LĐ.
An toàn vệ sinh lao động là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và năng suất làm việc của người lao động, là yếu tố thiết yếu cần đảm bảo để quá trình lao động sản xuất phát triển liên tục và bền vững, đem lại hiệu quả cao. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này nhé.
Trên phương diện pháp lý, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, vệ sinh lao động được hiểu là các giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người xuyên suốt quá trình lao động.
Trên cơ sở đó, khái niệm an toàn vệ sinh lao động được hiểu cơ bản là tổng thể các phương pháp, điều kiện cần thiết nhằm giảm thiểu các tác nhân, các mối nguy an toàn gây suy giảm sức khỏe của con người trong suốt quá trình lao động và làm việc, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, hoạt động sản xuất được liên tục và hiệu quả.
An toàn vệ sinh lao động có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình lao động, đảm bảo con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, từ đó chăm lo đến sức khỏe, đời sống của mọi người, góp phần làm tăng năng suất lao động, đem lại sự phát triển bền vững.
Mối nguy là các yếu tố, các tác nhân gây mất an toàn vệ sinh lao động trong suốt quá trình sản xuất. Các mối nguy này bao gồm:
Mỗi nguy sinh học:
Mối nguy sinh học bao gồm các tác nhân chính như vi khuẩn, nấm men, mốc, viruss, thực vật kí sinh, v.v thường xuất hiện trong các thực phẩm, các bộ phận cơ thể của người lao động, v.v có nguy cơ gây nên các bệnh về da liễu, đường tiêu hóa, hô hấp, v.v nếu không được kiểm soát triệt để.
Để ngăn ngừa mối nguy này, chúng ta cần kiểm soát và giám sát chặt chẽ nguồn thực phẩm của người lao động, các quy trình sản xuất chế biến, đảm bảo nhiệt độ lưu trữ và bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cần đảm bảo các quy trình vệ sinh và làm sạch, thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa tập thể người lao động.
Mối nguy vật lý:
Mối nguy vật lý là tất cả những vật thể lạ (ốc, vít, đinh, lông, tóc, sợi, bụi, v.v) có thể gây bệnh tật, thương tích cho người lao động trong suốt quá trình sản xuất. Đây là mỗi nguy có thể nhìn thấy bằng mắt thường, gây ảnh hưởng trực tiếp và tức thì cho người lao động.
Các mối nguy vật lý có thể xuất hiện phổ biến trong thực phẩm hằng ngày của người lao động như mảnh xương lẫn trong thịt xay,ốc, vít dính trong cơm; bụi trong không khí, công cụ, máy móc; xác côn trùng ở kho lưu trữ, v.v.
Để giảm thiểu mối nguy này, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì các thiết bị, vệ sinh tốt khu lao động sản xuất, kho lưu trữ; tăng cường các chương trình quản lý chất lượng . Bên cạnh đó, cần phổ biến, cho người lao động tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn hình thức cá nhân tốt như đồ trang sức, dây buộc tóc, v.v.
Mối nguy hóa học:
Mối nguy hóa học là tổng thể các hợp chất, các nguyên tố xuất hiện trong quá trình sản xuất gây ảnh hưởng đế an toàn vệ sinh lao động. Ví dụ: các chất tẩy rửa, chất độc có trong thực phẩm như mầm khoai tây, độc cá nóc; các chất hóa học, chất phụ gia trong lao động sản xuất, v.v
Để kiểm soát mối nguy này, người sử dụng lao động cần kiểm soát chặt chẽ nguồn và việc sử dụng ở mức độ an toàn các hóa chất trong quá trình lao động. Cần đảm bảo đầy đủ các tài liệu, giấy chứng nhận của các nhà cung cấp; lưu kho và ghi nhãn thành phần của các hợp chất hóa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc phổ biến và tuyên truyền cho tập thể người lao động những kiến thức cần thiết mối nguy hóa học là vô cùng quan trọng trong quá trình lao động sản xuất.
Về mặt tổng thể, để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các mối nguy nguy hiểm, có hại tại nơi lao động, làm việc để đề ra các biện pháp vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động phù hợp và đặt hiệu quả. Khi cần thiết cần thực hiện đầy đủ các quy trình, biện pháp khử độc, khử trùng những khu vực nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
Đối với yếu tố có hại giới hạn tiếp xúc theo tiêu chuẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các tác nhân, mối nguy có hại ít nhất một năm một lần. Đơn vị thực hiện tổ chức quan trắc môi trường lao động cần phải có đủ tiêu chuẩn về cơ sở, vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.
Như vậy, an toàn vệ sinh lao động là vấn đề cấp thiết luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đảm bảo con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng là đảm bảo đến sức khỏe, đời sống của người lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động, đem lại sự phát triển bền vững cho nền kinh tế quốc gia.